Ẩm thực hôm nay

Bài Thuốc tráng dương bổ thận

Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có “sức mạnh” phi thường, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra những bài Thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng,

Theo sử sách, vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hàng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên” - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.

Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khỏe phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể “chiều” đến 5 - 6 cung tần. Ông để lại cho đời 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Về bài Thuốc: Nhất dạ ngũ giao

Thành phần: Nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, xuyên quy 20g, cốt toái bổ 8g, cam cúc hoa 12g, xuyên ngưu tất 8g, nhị hồng sâm 20g, chích kỳ 8g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, xuyên khung 12g, xuyên tục đoạn 8g, xuyên đỗ trọng 8g, quảng bì 8g, cam kỷ tử 20g, đảng sâm 10g, thục địa 20g, đan sâm 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g.

Cách dùng: Đường phèn để riêng, 19 vị Thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm, ngày thứ sáu, nấu 0,5 lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thầu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần 20-30ml. Dùng liên tục 20-30 ngày.


Vị Thuốc nhục thung dung trong bài Thuốc Nhất dạ ngũ giao.

Và bài: Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử

Thành phần: Thục địa 40g, đào nhân 20g, sa sâm 20g, bạch truật 12g, vân quy 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, thục linh 12g, nhục thung dung 12g, tần giao 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, kỷ tử 20g, thương truật 8g, độc hoạt 8g, đỗ trọng 8g, đại hồi 4g, nhục quế 4g, cát tâm sâm 20g, cúc hoa 12g, đại táo 10 quả.

Cách dùng: 24 vị Thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu Thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần uống 15-20ml, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã Thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu ngon - một tháng sau dùng tiếp.

Theo các nghiên cứu khoa học cũng như công dụng của các vị Thuốc trong bài Thuốc “Nhất dạ ngũ giao” và “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” là những vị Thuốc bổ có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ngon miệng, ngủ ngon, mạnh gân cốt bổ thận tráng dương.

Chữa bệnh cho nam giới, bổ thận tráng dương không phải để “sinh hoạt” được nhiều. Bổ thận tráng dương là để con người khỏe mạnh. Còn sinh hoạt T*nh d*c là vấn đề nhỏ nằm trong đó, nhưng không phải ai bổ thận tráng dương cũng đều có sinh hoạt T*nh d*c khỏe. Các vị Thuốc muốn bổ thận tráng dương phải phối hợp với nhau. Ngoài ra, bổ thận thì phải kèm theo có bổ gan, bổ tim hay không? Vì tâm là chủ huyết, thận sinh ra khí huyết.

Dù là bài Thuốc nổi tiếng, nhưng khi dùng nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc, đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết người bệnh phải được thầy Thuốc chuyên khoa khám xét tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương Thuốc và bào chế cho phù hợp.

Lương y Vũ Quốc Trung

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-trang-duong-bo-than-n157970.html)

Chủ đề liên quan:

bổ thận tráng dương bổ thận

Tin cùng nội dung

  • Đây là bài Thuốc gồm 7 vị Thuốc trong bài Bát vị hoàn nổi tiếng (trừ đi vị phụ tử), gia những vị khác có tính bổ thận, sinh tinh, an thần, tăng cường khí lực...
  • Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận...
  • Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu T*nh d*c, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, nên luôn muốn mình dũng mãnh ở mọi nơi. Nhưng tạo hóa và bệnh tật đâu phải lúc nào cũng chiều lòng người.
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY