Tai , Mũi , Họng hôm nay

Bài Thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang

Vợ chồng ông Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (TPHCM) cất công tìm ra bài Thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào Tây Nguyên giúp con trai đoạn tuyệt bệnh viêm xoang.

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủmọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6,Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những dân gian.

Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bàiThuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xươngrồng), giúp người bệnh "đoạn tuyệt" với mà không tốn một đồng tiền.

Bài Thuốc quý của đại ngàn

Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngàyđược học về Thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ởSở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.

Vị kỹ sư về hưu kể lại: "Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi.Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnhhưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và họctập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy Thuốc nào, nào chữa bệnh cho con dù xaxôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫnkhông thuyên giảm".

Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũtừng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việcđiều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một rất mà trước khi đóng quânở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân ngườinày sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.

Bài Thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị Thuốc làcây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên vàxông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại Thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và "cứng đầu" của contrai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đônglạnh và khắc nghiệt của xứ sở "chuột túi" nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.

Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinhhoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đãkhỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ôngbà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.

Khi được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đìnhđể xin bài Thuốc, cây Thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nênđể giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạyra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.

Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấyThuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cáchlàm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng câygiao

Điều đầu tiên trong này, ông Đảnh nhấn mạnh: "Do cây giaothuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm Thuốc (cắt, bẻ…) nhấtthiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ cókhả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm:

1. Một ấmnước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợđộc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài.

Lưu ý ống phải dàikhoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủmạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếucó ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằngnhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài Thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây.Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây Thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùngphần lớn lượng cây Thuốc trong phần Thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổsung lượng Thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần Thuốc đã định vào một lần.Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm đểcho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảmlửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ranhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưamột đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng vàtối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổsung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều Thuốc mới.

Hai hômđầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trìnhư vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mớinghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thờigian lên.

Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng cóthể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạmdụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đãkhỏi bệnh lâu dài.

Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càngnặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấybệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thểngười bệnh không "chịu Thuốc" hoặc là đã lấy không đúng giống Thuốc hay sử dụng không đúng cách.Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnhkhẳng định: "Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt khi xông mũi bằngcây giao."

Ông Đảnh lưu ý: "Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Cóngười xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầuthấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có mộtsố bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh".

Một lưu ý cuối cùng: Bài Thuốc này không được dùng cho phụ nữ cóthai hoặc đang cho con bú.

AloBacsi.vnTheo Thủy Trúc - Báo Pháp luận VN

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bai-thuoc-tu-che-vinh-biet-benh-xoang-n112091.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY