Tình yêu và giới tính hôm nay

Bạn có thể nhiễm trùng đường tiểu từ việc quan hệ T*nh d*c?

Mặc dù nước tiểu không chứa vi khuẩn nhưng đôi khi vi khuẩn từ bộ phận Sinh d*c sẽ có thể đi ngược vào đường tiểu của bạn gây nhiễm khuẩn dẫn đến viêm (UTIs). Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu của bạn, bao gồm cả quan hệ T*nh d*c.

Theo một đánh giá năm 2013, những bệnh về có khả năng mắc cao (đặc biệt là sau khi quan hệ T*nh d*c) ở nữ giới tầm 50% đến 60%. Nam giới có nguy cơ mắc phải UTIs thấp hơn nhiều so với nữ giới nhưng họ vẫn có khả năng sau khi quan hệ.

Bạn có thể nhiễm trùng đường tiểu từ việc quan hệ T*nh d*c không?

Tất nhiên rồi, điều này hoàn toàn xảy ra và đặc biệt nếu bạn là nữ giới thì cần phải lưu ý đấy.

Trong quá trình giao hợp, những cú “đẩy” của nam giới có thể vô tình làm vi khuẩn lọt vào trong niệu đạo của họ từ đó xâm nhập dần vào bàng quang gây tăng nguy cơ đường tiểu.

Lý do người phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn từ việc quan hệ T*nh d*c là do cấu trúc giải phẫu của họ. Phụ nữ có chiều dài niệu đạo ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bàng quang hơn. Lỗ niệu đạo ở nữ cũng gần hậu môn nên những vi khuẩn như E.coli (từ hậu môn) sẽ rất dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Quan hệ T*nh d*c bằng miệng cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn từ miệng dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu của bạn trong quá trình các bạn quan hệ.

Những người phụ nữ có tiền sử tái phát bệnh nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần hay bị dị dạng đường tiết niệu đều có nguy cơ mắc những bệnh này cao hơn người bình thường.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc UTIs sau khi quan hệ được bằng cách nào?

Chúng ta không thể tránh khỏi nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiểu một cách hoàn toàn. Tuy nhiên dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải :

- Luôn đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn trong bàng quang và niệu đạo giúp làm giảm nguy cơ mắc UTIs.

- Việc rửa bộ phận Sinh d*c và những vùng xung quanh bằng nước ấm trước khi quan hệ làm giảm nguy cơ vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo, đặc biệt là đối với phụ nữ.

- Một vài những phương pháp Tr*nh th*i như màng chắn Tr*nh th*i hay chất diệt tinh trùng (có trong một số loại bao cao su hay gel bôi trơn) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiểu.

- Những phụ nữ mắc nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần cần phải uống một liều Thu*c kháng sinh chuyên dụng ngay lập tức sau khi quan hệ. Nếu bạn có xu hướng dễ mắc phải UTIs thì bạn nên gặp bác sĩ để được kê đơn kháng sinh ngay đi.

Những người có nguy cơ cao mắc phải UTIs hơn người bình thường

Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao gấp 8 lần nam giới. Nhất là phụ nữ mãn kinh do *m đ*o teo mỏng, khô và dễ bị viêm nhiễm.

Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc UTIs:

- Thường xuyên quan hệ T*nh d*c một cách mạnh bạo.

- Quan hệ với bạn tình mới.

- Từng nhiễm UIT trước đó.

- Béo phì.

- Đái tháo đường.

- Suy giảm hệ miễn dịch.

- Đa thai (mang nhiều bào thai phát triển đồng thời).

- Bất thường về hệ tiết niệu hoặc bộ phận Sinh d*c.

Một yếu tố khác là tiền sử bệnh gia đình, nếu mẹ hoặc chị bạn thường xuyên mắc nhiễm trùng đường tiểu thì rất có khả năng bạn sẽ là người “nối gót” đấy.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu là gì?

UTIs gây ra những triệu chứng rất khó chịu và nó còn có thể mang lại những phiền toái trong cuộc sống của bạn nữa.

Một vài những triệu chứng thông thường bạn có thể mắc phải bao gồm:

Bạn thường xuyên buồn tiểu nhưng lại tiểu ít hoặc vô niệu.

- Cảm giác nóng rát khi tiểu.

- Đau chướng vùng bụng hoặc vùng chậu.

- Tiểu ra máu.

- Nước tiểu bất thường: mùi hay xuất hiện bọt trắng.

- Đau trực tràng ở nam giới.

Dựa vào vị trí nhiễm trùng mà bạn có thể cảm thấy đau ở vùng thắt lưng hay ở bụng. Đây là một dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã lan đến thận của bạn rồi đấy. Một vài những biểu hiện đi kèm như ớn lạnh, buồn nôn, sốt,...

Những nguyên nhân khác gây nhiễm trùng đường tiểu

Theo Hiệp hội Bác sĩ sản khoa Mỹ (ACOG), có rất nhiều yếu tố dẫn đến UTIs. Ngoài quan hệ T*nh d*c, dưới đây là một vài những nguyên nhân:

- Nước tiểu đọng lại trong bàng quang sau khi bạn đi tiểu.

- Sự tắc nghẽn trong đường ống dẫn nước tiểu do sỏi thận hoặc u xơ tiền liệt tuyến.

- Thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu,...

- Uống Thu*c kháng sinh thường xuyên gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường tiết niệu.

Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Họ có thể chẩn đoán và điều trị viêm nhiễm của bạn đúng phương pháp.

Tổng kết

Quan hệ T*nh d*c làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, nhưng cũng có những biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa nó. Đi tiểu sau khi quan hệ và giữ cho cô/cậu bé của bạn luôn sạch sẽ cũng như sử dụng các biện pháp Tr*nh th*i an toàn.

Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có bất kỳ nghi vấn nào về UTIs và chắc chắn là khi bạn có các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu ra máu, đau vùng bụng và vùng thắt lưng.

Nguồn: Healthline

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ban-co-the-nhiem-trung-duong-tieu-tu-viec-quan-he-tinh-duc-20200306213500367.chn#mingid_comments_content)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY