Cách đây ít lâu, báo nước ngoài có đưa tin về một vụ xét xử một bác sĩ người Đức cùng những cộng sự của mình đã giúp người bệnh thực hiện “Quyền được Ch?t” và những người bệnh đó đã Ch?t.
Cách đây ít lâu, báo nước ngoài có đưa tin về một vụ xét xử một bác sĩ người Đức cùng những cộng sự của mình đã giúp người bệnh thực hiện
“quyền được Ch?t” và những người bệnh đó đã Ch?t. Phiên tòa gây tranh cãi. Không ít người cho rằng ông bác sĩ kia phạm tội Gi*t người mặc dù ông trưng ra những bằng chứng như: bản thân bệnh nhân đó mong muốn, có cam kết bằng văn bản, thân nhân người bệnh đó cũng cam kết và đồng ý bằng văn bản nhờ cậy bác sĩ giúp đỡ để chấm dứt đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần đối với người bệnh vô phương cứu chữa. Cũng không ít người bênh vực cho rằng, ông bác sĩ kia đã làm đúng, vì đó là việc làm nhân đạo, khi bệnh đã vô phương cứu chữa lại quá đau đớn thì kéo dài là thiếu nhân đạo, là không có lý trí và lương tâm. Tuy nhiên, phiên tòa kết thúc và tuyên ông có tội, vì luật hiện hành chưa cho phép.
Cuộc tranh cãi ở phiên tòa có thể đã góp phần vào những tranh cãi âm ỉ từ lâu khiến cho một số quốc gia đã nhanh chóng hơn trong việc đưa vào luật. Các nước cho phép cung cấp cái Ch?t êm ái (lựa chọn cái Ch?t, hay quyền được Ch?t) hiện nay có: Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Canada và những bang như Washington, Oregon, Vermont, New Mexico, Montana của Hoa Kỳ, Pháp còn đang thảo luận... Nước sớm hơn cả là Thụy Sĩ (từ năm 1941) trợ giúp Ch?t không đau, được hợp pháp hóa, với điều kiện bác sĩ không được can thiệp, người trợ tử không nhận bất cứ lợi ích gì từ người Ch?t. Hơn 1.000 bệnh nhân nan y khắp nơi trên thế giới đã tìm đến Thụy Sĩ để nhận được sự hỗ trợ từ bỏ cuộc sống. Những người trợ tử đã bị chỉ trích là kẻ sát nhân, song họ nói rằng họ chỉ mong muốn các bệnh nhân ra đi thanh thản, không bị đau đớn, dằn vặt vượt ngưỡng chịu đựng.
Bỉ là quốc gia duy nhất cho phép trợ tử không giới hạn tuổi tác. Các quốc gia khác coi ý kiến người bệnh là ý kiến cuối cùng... người bệnh có quyền quyết định với bản thân mình và đó là quyền của họ.
“Còn nước còn tát”
Câu nói trên cụ kỵ truyền cho ông bà, ông bà truyền cho con cháu: phải “còn nước còn tát” thì mới có đạo đức, trật tự xã hội và gia đình mới được duy trì. Trên cơ sở cứu người đến cùng đó, nghề y là nghề được coi là cao quý, thầy Thu*c được xã hội kính trọng. Rất hiếm bác sĩ có ý muốn thực hiện “mũi tiêm cuối cùng” để kết thúc sự sống của người bệnh (kể cả bác sĩ gì đó, đưa ra ý kiến, có lẽ ông cũng chỉ vì người bệnh, vì vấn đề của xã hội đang có ý kiến nhiều chiều mà ông phải đưa ra xin ý kiến Quốc hội, chứ bản thân ông chưa chắc đã muốn...).
Nhật Bản có nơi chăm sóc trợ giúp về tâm lý cho những người ung thư giai đoạn cuối. Bệnh ung thư giai đoạn cuối, khoa học không còn biện pháp nào để cứu chữa, không còn loại Thu*c nào có thể phát huy tác dụng, nhưng chỉ bằng trợ giúp tinh thần, nhiều người đã kéo dài sự sống.
Có không ít bệnh viện có bệnh nhân thập tử nhất sinh, bác sĩ vẫn nói với gia đình khó cứu được nhưng vẫn khuyên người bệnh cố gắng chữa bệnh đến phút cuối, khi không thuyết phục được thì yêu cầu gia đình tự rút ống thở ra. Nhưng thân nhân hầu hết không dám. Khi thân nhân còn không dám thì bác sĩ nào dám.
Tuy nhiên...
Nếu
“quyền được Ch?t” không được công nhận, với triết lý “còn nước còn tát” thì bác sĩ cũng là những người chịu không ít áp lực. Khuyên bệnh nhân cố chữa bệnh, dùng Thu*c giảm đau, dùng Thu*c đặc biệt có khả năng đặc trị thành công... đôi khi lại bị hiểu lầm là... muốn kiếm lợi từ việc này. Vì thế, cộng đồng trước hết hãy là những người sử dụng “quyền tư duy”, “quyền phán xét” sao cho thông thái nhất. Nếu không có cái nhìn của người thông thái, đôi khi chỉ vì một vài sự việc, một vài cá nhân nào đó mà phán xét cả một đội ngũ thì những nhầm lẫn ấy sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc sống và đến mỗi cá nhân. Khi nào xã hội ta cả người bệnh lẫn người chữa bệnh cũng như điều kiện sống, quan niệm tâm linh, văn hóa truyền thống, kinh nghiệm ứng xử... tương tự như các nước kể trên (chỉ có chưa đến chục quốc gia trong số hàng trăm nước trên thế giới) thì hãy đưa
“quyền được Ch?t” vào luật và lúc đó mới chắc sẽ được đại đa số ủng hộ...
Mời tham gia Diễn đàn “quyền được Ch?t”
Việc Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đề xuất bổ sung “quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Năm 2005, khi xây dựng Bộ luật Dân sự, có ý kiến đề nghị những người mắc bệnh hiểm nghèo, y học bó tay có thể có quyền được “an tử”. 10 năm sau, khi xây dựng Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, lại có những ý kiến đề xuất đưa “quyền được Ch?t” vào Bộ luật Dân sự. Ðể rộng đường dư luận, báo Sức khỏe&Ðời sống mở Diễn đàn “quyền được Ch?t”, kính mời bạn đọc, các chuyên gia, các học giả tham gia đưa ý kiến của mình cho một đề xuất luật đầy tính nhân văn rất sát sườn người dân nhưng rất khó trong quản lý cũng như trong việc thay đổi quan niệm văn hóa này.
Bài viết đóng góp cho diễn đàn xin gửi về hòm thư: bandientuskds@gmail.com, banthukysk@gmail.com hoặc gửi theo đường bưu điện về báo Sức khỏe&Ðời sống, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Ðình, Hà Nội (ghi rõ bài tham gia diễn đàn “quyền được Ch?t”).
Hoàng Thu