Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bàng hoàng phát hiện bệnh nguy cấp sau cú ngã lúc đi vệ sinh

MangYTe- 12 giờ sau khi vào viện vì sưng đau chân, người đàn ông 63 tuổi phát hiện mắc bệnh đặc biệt nguy hiểm sau cú ngã đột ngột, khó thở, tím tái, ý thức lơ mơ...

Một trường hợp tắc động mạch phổi cấp có ngừng tuần hoàn vừa được cứu sống tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhờ phương pháp tiêu sợi huyết.

Bệnh nhân là ông M.G (63 tuổi), nhập viện chiều 14/7 với biểu hiện sưng đau chân phải. Bệnh nhân có tiền sử u thần kinh nội tiết - một loại ung thư bắt nguồn từ tế bào thần kinh nội tiết rải rác khắp cơ thể. Bệnh nhân vẫn đang điều trị hóa chất tại bệnh viện chuyên khoa Ung bướu.

Cách vào viện 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện sưng, đau chân phải, hạn chế vận động. Bệnh nhân được làm xét nghiệm và siêu âm mạch chi kiểm tra thấy có huyết khối tĩnh mạch ở chân phải, được chỉ định dùng Thu*c chống đông.

12 giờ sau khi vào viện, bệnh nhân đi vệ sinh thì đột ngột ngã, khó thở, tím tái, huyết áp khó đo, ý thức lơ mơ, bão hòa oxy ngón tay chỉ còn 60%.

Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu, đặt ống nội khí quản, dùng Thu*c nâng huyết áp nhưng đáp ứng lâm sàng rất kém, mạch rời rạc, phải ép tim.

Bằng nhạy cảm lâm sàng cùng động tác siêu âm tim cấp, các bác sĩ trong tua trực đã nghĩ ngay đến bệnh lý tắc động mạch phổi cấp, tiến hành dùng Thu*c tiêu sợi huyết - một loại Thu*c đánh tan cục máu đông cho bệnh nhân.

Ngay lập tức, mạch, huyết áp bệnh nhân ổn định dần và giảm dần sự hỗ trợ. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản sau một ngày. Bệnh nhân vừa được xuất viện. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cần dùng Thu*c chống đông cho đến suốt đời.

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, tắc động mạch phổi là tình trạng động mạch phổi bị bít tắc bởi cục máu đông (chiếm tới hơn 90%), tổ chức mỡ hoặc tắc bởi khí. Cục máu đông thường xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu - nơi có dòng máu chảy chậm, dễ vón lại.

Cục máu đông này sau khi hình thành có thể di chuyển theo dòng máu về tim và bắn lên gây tắc động mạch phổi (hình minh họa).

Hình ảnh minh họa diễn biến bệnh lý tắc động mạch phổi cấp. Nguồn: Mayo clinic.

Hậu quả nguy hiểm nhất cho bệnh nhân là tình trạng sốc, tụt huyết áp và khi biến cố ngừng tuần hoàn xảy ra thì rất khó để cứu vãn.

"Thu*c tiêu sợi huyết dường như là cứu cánh duy nhất trong tình huống này" - PGS Hải cho hay.

Lý giải về mức độ nguy hiểm của tắc động mạch phổi cấp, ThS. BS Đỗ Giang Phúc, khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, phân tích: Thử tưởng tượng trái tim như một cái máy bơm, bơm dòng máu luân chuyển trong cơ thể một cách bền bỉ. Khi cục máu đông gây bít tắc dòng máu đi ra của quả tim khiến hoạt động bơm máu của tim bị ảnh hưởng.

Tùy từng trường hợp mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp nhẹ thì bệnh nhân xuất hiện đau ngực, khó thở, ho máu. Nặng hơn có thể gây suy tim, suy hô hấp (thiếu oxy máu do quá trình trao đổi khí bị ảnh hưởng), nặng hơn nữa có thể gây ngừng tuần hoàn (tim ngừng đập).

"Việc tái thông động mạch phổi là yếu tố quan trọng nhất để điều trị bệnh này" - ThS Phúc nói.

Khi bệnh nhân bị suy hô hấp - suy tuần hoàn nặng, việc di chuyển bệnh nhân tới phòng can thiệp hay phòng mổ là vô cùng khó khăn; chưa kể đến việc can thiệp sẽ là các đại phẫu, nguy cơ Tu vong cao và chi phí kéo theo rất lớn.

Do đó, Thu*c tiêu sợi huyết là biện pháp được ưu tiên trong trường hợp này, có thể dùng ngay tại chỗ cho bệnh nhân.

Dù vậy, đây là loại Thu*c có thể gây ra chảy máu, đặc biệt là các chảy máu nguy hiểm như chảy mãu não, chảy máu đường tiêu hóa,… Do đó, chỉ bác sĩ được đào tạo, nắm vững quy trình, tôn trọng các chống chỉ định của Thu*c mới được dùng loại Thu*c này.

Dấu hiệu nghi ngờ tắc động mạch phổi cấp:

Người bệnh cần khám cấp cứu ngay khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ tắc động mạch phổi cấp như: Đau ngực, khó thở, ho máu, nhịp tim nhanh, sưng đau chân một bên, đặc biệt xuất hiện ở những người tuổi cao, bị ung thư, béo phì, sau mổ.

Từ trường hợp bệnh nhân M.G tự ý rời khỏi giường bệnh đi lại, có thể chính là tác nhân khiến các cục máu đông ở chân bứt ra khỏi lòng mạch di chuyển đến tim, động mạch phổi gây tắc nghẽn cấp và ngừng tim, các bác sĩ khuyên khi phát hiện có bệnh lý huyết khối (huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, tắc động mạch phổi), người bệnh cần hạn chế vận động trong những ngày đầu, kể cả việc đi vệ sinh.

"Nếu không được xử trí kịp thởi, khả năng Tu vong gần như chắc chắn" - PGS.TS Bùi Hoàng Hải khẳng định.

Điều quan trọng khác, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của thầy Thu*c vì bệnh lý này đòi hỏi quá trình điều trị và theo dõi sát. Quá trình điều trị có thể kéo dài từ 3 - 6 tháng, có thể kéo dài suốt đời trong một số trường hợp.

Nếu dừng điều trị đột ngột có thể khiến cho cục máu đông không tiêu đi hết mà hậu quả là suy tim mạn và hội chứng hậu huyết khối (suy tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch mạn tính).

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bang-hoang-phat-hien-benh-nguy-cap-sau-cu-nga-luc-di-ve-sinh-20200723094803173.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY