Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Báo động gia tăng tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ em

(MangYTe) - Thời gian qua, nhiều quốc gia tại Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày, tỷ lệ Tu vong tiếp tục gia tăng.

Trong đó, indonesia được coi là một trong những tâm dịch lớn nhất đông nam á với tổng số hơn 3,2 triệu ca mắc. điều đáng nói là số trẻ em Tu vong do mắc covid-19 tại quốc gia này khá cao. đây cũng là hồi chuông báo động để các bậc phụ huynh nâng cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

Báo động gia tăng tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ em.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Indonesia, tới ngày 28/7/2021 nước này có hơn 3,2 triệu người mắc Covid-19; trong đó tỷ lệ mắc ở trẻ từ 0-5 tuổi là 2,9%; 6-18 tuổi là 9,9%. Tính từ đầu dịch đến nay, tổng số ca Tu vong tại Indonesia là hơn 86.000 ca, trong đó trẻ em dưới 18 tuổi là hơn 800 ca, chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

Theo thống kê của unicef, số Tu vong do covid-19 ở trẻ em trên toàn cầu (78 nước) là 8.700/2,7 triệu ca Tu vong, chiếm khoảng 0,3% số Tu vong. những con số biết nói này cho thấy, số trẻ em Tu vong do covid-19 ở indonesia cao gấp 3 lần so với số trẻ em Tu vong do covid-19 trên toàn cầu (tính từ đầu dịch).

Cũng theo thống kê tại nước này, số ca Tu vong ở trẻ em tăng nhanh trong hơn 1 tháng gần đây, chiếm khoảng gần 1⁄2 số Tu vong trẻ em từ đầu dịch. trẻ Tu vong thường có các bệnh nền kèm theo như suy dinh dưỡng, bệnh ác tính, tuy nhiên, có thể do quá tải của hệ thống y tế và do nhiễm biến chủng delta. thời gian gần đây, nhiều trẻ không có bệnh nền cũng đã diễn biến nặng và Tu vong.

Theo thông tin từ sở y tế hà nội, số trẻ em mắc covid-19 tại hà nội trong đợt dịch này cũng đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. từ 5/7 tới 30/7/2021, có tới khoảng 5% tổng số ca mắc covid-19 ở hà nội là trẻ từ 0-5 tuổi. tỷ lệ này khá cao so với những đợt dịch trước ở nước ta. hầu hết trẻ mắc đều do lây nhiễm trong hộ gia đình, tuy nhiên, cũng có thể do biến chủng delta dễ lây nhiễm cho trẻ em. điều may mắn là hầu hết trẻ mắc covid-19 đều thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ.

Nâng cao cảnh giác, không lơ là để bảo vệ trẻ trước đại dịch Covid-19.

TS Phan Hữu Phúc - khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tuy hầu hết trẻ em nhiễm Covid-19 chỉ ở thể nhẹ, một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, tiêm vaccine là biện pháp quan trọng để kiểm soát đại dịch. Hiện chưa có có chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ nhưng người lớn tiêm vaccine giúp hạn chế sự lây truyền, đồng thời giúp bảo vệ những người không đủ điều kiện tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em. Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine khác theo đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

“Covid-19 thường gây ra các triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường do các căn nguyên khác nhau, nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng và Tu vong, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu như: Ho, sốt, khó thở, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn…, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời” – TS Phan Hữu Phúc khuyến cáo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/bao-dong-gia-tang-ty-le-mac-covid-19-o-tre-em-429570.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Loét dạ dày - tá tràng (DDTT) là bệnh tương đối không thường gặp nhưng có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng trong các bệnh đường tiêu hóa của trẻ em.
  • Bệnh lý dạ dày - tá tràng (DD-TT) là nhóm bệnh lý thường gặp trong thực hành bệnh tiêu hóa ở trẻ em.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY