Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bảy lá một hoa, thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, dân gian cho là Thu*c chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi

Bảy lá một hoa - Paris polyphylla Sm var chinensis (Franch) Hara thuộc họ Bảy lá một hoa - Trilliaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, cao 30 - 100cm, thường có 5 - 8 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7 - 17 cm, rộng 2,5 - 5cm hay hơn, gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5 - 6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên một trục cao 70 - 80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng.

Ra hoa tháng 3 - 7, quả tháng 8-12.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Paridis Chinensis, thường gọi là Tảo hưu hay Thất diệp nhất chi hoa.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phưong), Bắc Thái (Đại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau. Thu hái rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch phơi khô.

Thành phần hoá học

Có diosgenin, pennogenin.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Rắn độc cắn và sâu bọ đốt; 2. Viêm não truyền nhiễm; 3. Viêm mủ da; 4. Lao màng não; 5. Hen suyễn. Còn dùng trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom. Ngày dùng 6 - 15g. Ở Trung Quốc, dân gian cho là Thu*c chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi. Cũng có thể trị bệnh phổi và độc giang mai. Dân gian thường dùng làm mát khi bị sưng đau và hen suyễn.

Ghi chú

Cây có độc, khi dùng phải thận trọng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bay-la-mot-hoa-thanh-nhiet-giai-doc/)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY