Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé 13 tháng ho không dứt, đi khám thì nhận kết quả bất ngờ, bác sĩ cảnh báo kiểu cho trẻ ăn dễ gây nguy hại

Bé gái có triệu chứng thở khò khè và ho mãi không dứt. Bố mẹ tưởng là bệnh hô hấp nhưng khi đi khám, bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện này.

Mới đây, một em bé 13 tháng tuổi ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc liên tục khiến cha mẹ rất lo lắng, nên bố mẹ đã đưa em bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Phó giám đốc trung tâm nội soi bệnh viện nhi trường xuân cho biết: "khi tôi đến khám, mẹ cháu nói cháu bé bị sặc khi ăn thịt. sau khi sặc, cháu có triệu chứng ho, thở khò khè". dựa trên kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ nghi ngờ có thể do trẻ bị hóc dị vật, nên yêu cầu gia đình cho trẻ nhập viện điều trị. qua chụp ct phổi và thu được ảnh tái tạo 3 chiều, bác sĩ phát hiện có vật gì đó ở phổi phải của cháu bé.

Bé 13 tháng ho không dứt, mẹ nói bị sặc khi ăn thịt, kết quả khám bất ngờ, cảnh báo kiểu cho trẻ ăn gây nguy hại - Ảnh 1.

Đứa trẻ 3 tuổi không ngừng ho khi đến bệnh viện.

Theo bác sĩ, sau khi khám bệnh cho trẻ phát hiện có một mảnh xương nhỏ nhét vào thùy dưới phổi phải khiến không thể dứt cơn ho, việc gắp dị vật ra ngoài không được chậm trễ, bằng không có thể gây tổn thương niêm mạc phổi. sau hơn 10 phút, dị vật được gắp thành công, toàn bộ quá trình diễn ra suôn sẻ. tại đây, bác sĩ nhắc nhở phụ huynh, khi cho trẻ ăn, không nên để trẻ vừa ăn vừa chạy, hoặc trẻ vừa ăn vừa khóc, để tránh xảy ra sự cố tương tự.

Bé 13 tháng ho không dứt, mẹ nói bị sặc khi ăn thịt, kết quả khám bất ngờ, cảnh báo kiểu cho trẻ ăn gây nguy hại - Ảnh 2.

Kết quả là có một mảnh xương nhỏ ở dưới thùy phổi phải.

Ngoài ra, để đề phòng trẻ bị hóc dị vật, không để trẻ chạm vào các loại thực phẩm sau:

1. Quả hạch

Các loại hạt thường có hình dáng tròn và trơn nên cũng được xếp vào danh sách những thực phẩm dễ gây hóc cho trẻ. nếu để trẻ ăn những loại này mà không có sự giám sát của bố mẹ sẽ dễ dẫn tới hóc hoặc nghẹt đường thở. bởi vì trẻ em rất hiếu động nên rất hay cho các loại hạt vào mũi hoặc cho sâu xuống họng khi ăn mà không nhai. điều này rất dễ gây tắc đường thở.

2. Kẹo cứng

Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt, chua ngọt, nhưng trẻ ăn quá nhiều đường dễ bị sâu răng, những thức ăn như kẹo cứng tan chậm trong miệng, không để ý rất dễ bị sặc vào khí quản, không thích hợp cho trẻ dưới 5 tuổi.

3. Thạch

Bé 13 tháng ho không dứt, mẹ nói bị sặc khi ăn thịt, kết quả khám bất ngờ, cảnh báo kiểu cho trẻ ăn gây nguy hại - Ảnh 3.

Thạch rất dễ khiến trẻ bị hóc.

Thạch mắc kẹt cổ họng là ca cứu dị vật trong khí quản khó nhất. nguyên nhân là do thạch còn nhỏ và mềm, cần phải mút mới vào được miệng, trẻ nhỏ vẫn chưa biết cách kiểm soát lực mút, nếu lực mút quá mạnh, toàn bộ thạch sẽ dễ bị hút vào họng và gây tắc khí quản. hơn nữa giá trị dinh dưỡng của thạch không cao, khuyến cáo không nên cho trẻ ăn thạch.

4. Quả nho

Nho là một trong những thực phẩm dễ gây hóc cho trẻ nhất được ghi nhận qua các ca trẻ thiệt mạng vì T*i n*n hóc nghẹn liên quan tới thức ăn. kích cỡ và hình dáng của trái nho khiến nó rất dễ chui vào đường thở của trẻ nếu không cẩn thận. cha mẹ được khuyên nên cắt nho theo chiều dọc khi cho con ăn sẽ giúp làm giảm nguy bị hóc.

5. Kẹo dẻo hoặc trân châu

Bé 13 tháng ho không dứt, mẹ nói bị sặc khi ăn thịt, kết quả khám bất ngờ, cảnh báo kiểu cho trẻ ăn gây nguy hại - Ảnh 4.

Trân châu cũng là thủ phạm khiến trẻ bị hóc.

Tránh đưa cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ kẹo dẻo hoặc trân châu. kẹo dẻo có thể nở phồng lên và giãn ra khi bị tắc trong họng bé. hạt trân châu thường tròn và trơn, chỉ cần trẻ không cẩn thận hút mạnh sẽ rất dễ chui xuống họng. cả kẹo dẻo và hạt trân châu đều dẻo dính vì nên càng gây khó khăn cho việc lấy ra nếu bé bị nghẹn.

6. Thức ăn có độ nhớt dính

Thức ăn có độ nhớt lớn hơn cũng không được khuyến khích cho trẻ ăn như bánh nếp, bơ đậu phộng,… những thức ăn này có xu hướng dính vào cổ họng khiến trẻ khó nuốt, dính trong khí quản rất nguy hiểm.

7. Miếng thịt lớn

Những miếng thịt lớn (như gà viên, chả mực, thịt bò khô...) có kích thước lớn, miệng trẻ có khoảng trống nhỏ nên khó nhai kỹ, nếu nuốt vội trẻ rất dễ bị sặc. Khi cha mẹ cho con ăn thịt, trước tiên nên thái thịt mỏng hoặc xay thịt nhuyễn hoặc thái hạt lựu.

8. Thịt cá có xương

Bé 13 tháng ho không dứt, mẹ nói bị sặc khi ăn thịt, kết quả khám bất ngờ, cảnh báo kiểu cho trẻ ăn gây nguy hại - Ảnh 5.

Thịt các có xương cha mẹ cũng cẩn thận khi cho trẻ ăn.

Cha mẹ khi cho con ăn cá, nên gỡ thật kỹ xương cá ra trước, vì trẻ nhỏ thường không chủ động nhổ xương cá, xương nhọn nếu mắc vào họng trẻ rất dễ bị hóc và làm rách thực quản của trẻ.

Đặc biệt nhắc nhở: trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc dạy trẻ không được đụng vào các loại thực phẩm trên, các bậc cha mẹ cũng nên dạy trẻ không được hình thành thói cho đồ vật vào miệng. khi trẻ ăn, kông cố tình làm cho trẻ khóc, cười hoặc nói để tránh hóc thức ăn.

Bé 13 tháng ho không dứt, đi khám thì nhận kết quả bất ngờ, bác sĩ cảnh báo kiểu cho trẻ ăn dễ gây nguy hại - Ảnh 7.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-13-thang-ho-khong-dut-di-kham-thi-nhan-ket-qua-bat-ngo-bac-si-canh-bao-kieu-cho-tre-an-de-gay-nguy-hai-20201205181421797.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY