Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé 15 tuổi suýt Ch?t vì ngộ độc do uống Thuốc nam

Bé gái 15 tuổi ở huyện Yên Lập, Phú Thọ được đưa đến TTYT huyện Yên Lập trong tình trạng đau đầu chóng mặt nhiều, mệt mỏi, sốt cao 39,5°C, ho khan, đau bụng quanh rốn. Qua khai thác được biết ở nhà bệnh nhân đã tự ý điều trị bằng Thuốc lá cây ngày thứ 10.

Trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và không có yếu tố dịch tễ về bệnh truyền nhiễm.

Thầy Thuốc nhanh chóng tiến hành cho người bệnh thở oxy, thiết lập đường truyền tĩnh mạch và đặt Monitor theo dõi các chỉ số sinh tồn.

Qua thăm khám ban đầu thấy người bệnh tỉnh, tiếp xúc được, vã mồ hôi, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh: 125 lần/phút, huyết áp tụt: 80/50 mmHg, nhịp tim nhanh, phổi 2 bên có rale (*Ran).

Chẩn đoán ban đầu theo dõi sốc nhiễm khuẩn/viêm phổi, ngay sau đó bệnh nhi được truyền dịch bù điện giải, dùng Thuốc hạ sốt, kháng sinh,… tuy nhiên huyết áp bệnh nhân vẫn không được cải thiện (huyết áp vẫn tụt), bệnh nhân được chỉ định dùng Thuốc vận mạch duy trì bằng bơm tiêm điện.

Bệnh nhi được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm Cận lâm sàng. Kết quả chụp XQ cho thấy phổi có tổn thương nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy công thức máu tế bào hạt giảm 3 dòng, chức năng gan suy giảm, men gan tăng gấp 3 lần bình thường.

 Bé 15 tuổi suýt Ch?t vì ngộ độc do uống Thuốc nam - Ảnh 1.

Bệnh nhi được chẩn đoán xác định là sốc nhiễm khuẩn đường vào hô hấp/suy gan cấp do ngộ độc Thuốc nam, bác sĩ tiến hành đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, tiếp tục sử dụng Thuốc vận mạch, bù nước điện giải, kháng sinh, corticoid,.. và theo theo dõi sát toàn trạng người bệnh.

Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp được tiên lượng rất nặng, có nguy cơ Tu vong rất cao.

Bác sĩ tiến hành giải thích tình trạng người bệnh cho gia đình người bệnh cần phải chuyển tuyến trên điều trị.

Do điều kiện gia đình người bệnh khó khăn không có điều kiện chuyển tuyến gia đình xin tiếp tục ở khoa điều trị.

May mắn, nhờ nỗ lực của y bác sĩ TTYT Yên Lập tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện, huyết động ổn định, được dừng các Thuốc vận mạch. Điều trị tích cực sau 5 ngày, bằng các biện điều trị tích cực, chăm sóc toàn diện, sức khỏe người bệnh ổn định hơn, đã cắt sốt và tự thở.

Sau 12 ngày điều trị toàn trạng bệnh nhân ổn định, ăn ngủ bình thường, kết quả chụp XQ phổi bình thường, xét nghiệm máu bình thường, bệnh nhân được chỉ định ra viện.

 Bé 15 tuổi suýt Ch?t vì ngộ độc do uống Thuốc nam - Ảnh 2.

Bệnh nhi đã hồi phục sức khoẻ và được cho xuất viện (ảnh BVCC)

BSCKI Đinh Xuân Hạnh Trưởng Khoa CC, HSTC & CĐ cho biết khi không sử dụng đúng cách Thuốc nam có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc gây suy gan thận cấp ngay từ ngày đầu tiên sử dụng hoặc ngấm dần vào cơ thể, sau 10 – 20 ngày hoặc lâu hơn mới biểu hiện tình trạng ngộ độc.

Do trong thành phần Thuốc có thể chứa nhiều chất độc hại dễ tạo phản ứng, ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể. Ở mức độ nhẹ, Thuốc gây các rối loạn đường tiêu hóa như nôn, đau bụng, chán ăn… Nặng hơn nữa, dẫn đến các biểu hiện nhiễm độc như tan máu, suy thận, viêm gan nhiễm độc, hoặc nhiễm độc thần kinh dẫn đến rối loạn ý thức hôn mê hay liệt tứ chi.

Trong khi rất khó để phân tích thành phần dược chất có trong thang Thuốc nam để tìm ra đích danh “thủ phạm” gây dị ứng và ngộ độc. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị suy thận nặng tới mức phải chạy thận nhân tạo. Ở trẻ em, ngộ độc Thuốc nam gây kém phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi, liệt, co cứng, giảm thị lực,… ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp.

Theo khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan, tự ý mua hoặc tự lấy Thuốc nam hay còn gọi là Thuốc đông y để sử dụng.

Cách tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm y tế, cơ sở Thuốc gia truyền được cấp phép về hoạt động,.. sử dụng y học dân tộc có uy tín của Nhà nước để khám, chữa bệnh và dùng Thuốc theo sự hướng dẫn của thầy Thuốc. Đừng bao giờ tin vào các “thần dược” hoặc những thầy lang hành nghề không có giấy phép, kẻo “tiền mất, tật mang”, có khi còn mất mạng.

Theo Sức khỏe đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/be-15-tuoi-suyt-chet-vi-ngo-doc-do-uong-thuoc-nam-20210526135419112.htm)

Chủ đề liên quan:

bệnh truyền nhiễm

Tin cùng nội dung

  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Thời gian qua, cả nước xảy ra nắng nóng kéo dài, đặc biệt miền Trung có ngày nóng tới 40 - 41oC. Nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, sốt…
  • Bạn hãy cẩn thận với những món ăn lạ trên đường du hí nhé bởi nếu bị đau bụng thì sẽ mất vui cả chuyến đi.
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY