Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bé 4 tháng tuổi ở Đồng Nai bị liệt dây thần kinh số 7 vì ra vào phòng điều hoà đột ngột và những lưu ý cha mẹ cần nhớ

Bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo an toàn cho con khi ngủ trong phòng điều hoà, đặc biệt là khi mùa hè sắp đến.

Chị O. ở Biên Hoà, Đồng Nai cho biết, con gái chị được 4 tháng tuổi, bé nằm phòng Lúc này bé vẫn bình thường, không quấy khóc nhưng đến tối thì chị phát hiện điều bất thường từ con như: Lúc ngủ mắt không nhắm chặt; khi khóc, cười thì một bên mặt bị đơ... Nên vợ chồng chị đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng để thăm khám.

Tại đây, bác sĩ kết luận con gái chị O. bị liệt dây thần kinh số 7 và đưa ra những nguyên nhân khiến bé trẻ dễ mắc bệnh này như: Virus ẩm mốc từ máy điều hoà, do nhiễm lạnh, trúng gió hoặc ra vào phòng điều hoà đột ngột.

Bé gái nằm viện theo dõi một ngày, sau đó được cho về nhà điều trị. Hàng ngày, chị O. đưa con đến phòng khám đông y ở gần nhà để châm cứu và vật lý trị liệu. May mắn là hiện tại bé đã phục hồi rất tốt, có thể ăn uống bình thường, chơi ngoan.

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

ThS BS. Dương Văn Tâm, Trưởng Khoa Điều trị Liệt vận động - Ngôn ngữ trẻ em (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm phong hàn (gió lạnh).

Tình trạng này thường gặp nhiều khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, đại hàn hoặc có nhiều trường hợp do nằm điều hoà lạnh, quạt thổi trực tiếp vào người, bước vào phòng điều hoà nhiệt độ thấp, tắm muộn về đêm...

Nguyên nhân là do, dây thần kinh số 7 là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Đoạn dây này nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài xâm nhập khiến cho đoạn dây này bị nhiễm lạnh.

Khi đó, mạch máu sẽ bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.

Những lưu ý khi bố mẹ cho trẻ nằm phòng điều hoà

BS CKII Nguyễn Kim Hùng (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ) khuyến cáo, để phòng tránh trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh, bố mẹ cần đảm bảo:

- Cơ thể con luôn được giữ ấm, không để bị lạnh.

- Với những gia đình dùng điều hòa, chú ý không nên để nhiệt độ phòng quá thấp. Nên để từ 26-28 độ C và lưu ý nhiệt độ trong phòng không được chênh quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài.

- Khi bật điều hoà ban đêm, nên hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát.

- Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng, thậm chí bị liệt dây thần kinh.

- Luôn đắp một chiếc chăn mỏng trên bụng trẻ để giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng...

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-4-thang-tuoi-o-dong-nai-bi-liet-day-than-kinh-so-7-vi-ra-vao-phong-dieu-hoa-dot-ngot-va-nhung-luu-y-cha-me-can-nho-20200318123955001.chn)

Tin cùng nội dung

  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY