Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé sơ sinh da vảy cá ở Hà Giang xuất viện

Bé trai bệnh da vảy cá hiếm gặp xuất viện với sức khỏe ổn định, da không còn nứt và cơ thể mọc da mới, sau 8 ngày điều trị.

Đại diện bệnh viện đa khoa quang bình, hà giang, ngày 27/10 thông tin bé đã hồi phục, tự thở, bú tốt, tiêu hóa tốt, các vảy trên da không còn nứt nẻ, chảy máu.

Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quang Bình phối hợp Bệnh viện Nhi Trung ương lên phác đồ điều trị đặc biệt cho bé. Nhờ nằm lồng ấp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc da tại chỗ, dưỡng ẩm, thở bằng oxy, dùng các loại Thu*c chống nhiễm trùng..., bé tiến triển tốt lên từng ngày.

Bác sĩ Phạm Thanh Hà, Bệnh viện Đa khoa Quang Bình, cho biết những chuyển biến tích cực cho thấy bé có thể sống tại môi trường ngoài cộng đồng. Các bác sĩ cấp Thu*c và hướng dẫn người nhà cách chăm sóc, vệ sinh cho bé tại gia đình.

Bé là con của sản phụ 31 tuổi, dân tộc mông, trú tại lào cai, sinh non ở tuần thai thứ 37. chào đời, da toàn thân bé khô, nứt nẻ, mảng vảy cứng dày tạo thành nhiều khe kẽ, rớm máu tại các vết rạn nứt da. bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh harlequin ichthyosis, còn gọi là bệnh vảy cá kiểu harlequin.

Harlequin Ichthyosis là bệnh hiếm gặp, trẻ sinh ra với cơ thể bọc trong một lớp da màu trắng dày, kèm vết nứt sâu chằng chịt. Lớp da dày có thể co kéo và biến dạng khuôn mặt của bé. Sự kéo căng của da vùng quanh mắt, miệng khiến cho mí mắt và môi bị đảo ngược ra ngoài, lộ rõ niêm mạc màu đỏ mà bình thường chỉ nằm bên trong.

Bệnh nhân Harlequin Ichthyosis nguy cơ nhiễm trùng cao, có thể dẫn tới Tu vong. Nguyên nhân gây bệnh do đột biến gene ABCA12 gây ra.

Trước đây, những bé mắc Harlequin hiếm khi sống sót trong ngày đầu sau sinh. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc sơ sinh, các bé có thể được cứu sống.

da vảy cá trong ngày xuất viện. ảnh: bệnh viện cung cấp

    Thúy Quỳnh

    Mạng Y Tế
    Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-so-sinh-da-vay-ca-o-ha-giang-xuat-vien-4182773.html)

    Tin cùng nội dung

    • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
    • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
    • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
    • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
    • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
    • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
    • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
    • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
    • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
    • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY