Ngày 4-3, các bác sĩ bệnh viện nhi đồng thành phố (tp.hcm) cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi bị phỏng nặng nước sôi.
Cụ thể, vào lúc 0 giờ ngày 28-2, bệnh viện tiếp nhận bé trai CNNK (18 tháng tuổi, ngụ Bến Tre) được chuyển từ bệnh viện tỉnh với chẩn đoán phỏng nước sôi độ II, diện tích phỏng 50% giờ thứ 2.
Khai thác bệnh sử, mẹ bé cho biết vào lúc 22 giờ chị để ca nước sôi trên bàn rồi quay đi lấy gừng trong tủ lạnh thái nhỏ bỏ vào ca nước. Chỉ trong tích tắc, chị thấy con đi đến bàn với tay lấy ca nước nên chạy nhanh đến cản nhưng không kịp. Lúc này, nước sôi văng đổ tung té vào đầu mặt ngực, tay bé và tay mẹ, gây phỏng rộp da.
Chị hốt hoảng chở con vào bệnh viện tỉnh và được sơ cứu, truyền dịch, giảm đau, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, các bác sĩ ghi nhận bé bị phỏng ở mặt, cổ, ngực, bụng, đùi phải, tay phải, rộp da bóng nước, diện tích khoảng 50%, với tình trạng sốc, mạch nhẹ chi mát, huyết ấp tụt kẹp 70/50mmH. Bé được các bác sĩ cấp cứu hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc và cho Thu*c giảm đau, kháng sinh, chăm sóc vết phỏng.
Sau cấp cứu, tình trạng bé còn nặng nên được chuyển Khoa Hồi sức ngoại điều trị tích cực.
Các bác sĩ lưu ý các T*i n*n sinh hoạt tại nhà thường thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Phụ huynh cần hết sức lưu ý khi đang chăm trẻ trong lúc làm công việc nhà, sinh hoạt gia đình.
Khi trẻ bị phỏng nước sôi, cần nhanh chóng đưa ra khỏi chỗ nguy hiểm, xối nước mát lên người trẻ khoảng 10-15 phút, thay đồ, quấn trẻ trong khăn sạch, đưa đến bệnh viện gần nhất.
Bắt chước mạng ảo, Tu vong thật
(PLO)- Ở độ tuổi thích khám phá và học hỏi, muốn thử nhiều điều mới lạ giống trên mạng Internet nhưng nhiều trẻ không lường được nguy hiểm.
Chủ đề liên quan:
bé trai bỏng nước sôi nặng bệnh viện nhi đồng thành phố phỏng nặng plo.vn sơ cứu vết bỏng tp.hcm