Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh đau gót chân ở người già: những điều cần lưu ý

Mặc dù có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc đau gót chân ở người già. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do quá trình lão hóa

đau gót chân là kết quả tự nhiên phổ biến của quá trình lão hóa ở người già. hầu hết bệnh đau gót chân ở người lớn tuổi không quá nguy hiểm, tuy nhiên một số trường hợp nó cũng có thể trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị.

Nguyên nhân khiến người già bị đau gót chân

Đau gót chân có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trong đó có 30% người bị đau gót chân trên 80 tuổi. theo nhiều nghiên cứu cho biết, cứ 4 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị đau gót chân.

Đau gót chân ở người lớn tuổi có liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. các nguyên nhân này có thể bao gồm:

1/ Sử dụng giày dép không phù hợp

Mang giày dép có kích thước không phù hợp trong một thời gian dài có thể dẫn đến đau gót chân và viêm cân gan bàn chân ở người cao tuổi.

Mang giày dép quá chật sẽ khiến ngón chân hoặc gan bàn chân bị bó buộc vào một vị trí không tự nhiên. Điều này có thể cản trở việc hấp thụ, cọ xát dẫn đến căng thẳng ở bàn chân gây tổn thương và đau gót chân.

2/ Viêm mạn tính miếng đệm gót chân

Các hoạt động thể chất như chạy bộ, thể dục thể thao thường xuyên với cường độ nặng có thể dẫn đến hao mòn miếng đệm gót chân. Điều này sẽ tồi tệ hơn nếu các mô và khớp cơ thể trở nên cứng, kém linh hoạt, chậm tăng trưởng và kém hồi phục.

Khi cơ thể già đi, bàn chân sẽ bị mở rộng và ngày càng phẳng hơn. điều này làm cho cơ thể gặp khó khăn trong việc phần phối trọng lượng, khiến miếng mỡ ở gót chân dễ bị ăn mòn. và khi không có lớp mỡ đệm này, trọng lượng cơ thể sẽ rơi hoàn toàn vào xương gót chân gây đau đớn.

3/ Bệnh lý về thần kinh

Bệnh tiểu đường, bệnh viêm khớp, Parkinson hoặc các bệnh lý về thần kinh, viêm có thể làm tổn thương, ăn mòn dây thần kinh, gây tác động đến gót chân, bàn chân và gây đau đớn tại chỗ.

Bên cạnh đó, tổn thương thần kinh còn có thể làm hỏng, ăn mòn vòm, lớp đệm gót chân, dây chằng và xương hỗ trợ xung quanh bàn chân.

4/ Vấn đề về tuần hoàn máu

Khi cơ thể già đi, lưu lượng máu sẽ giảm gây ảnh hưởng đến sự tái tạo của mô và làm chậm quá trình lành vết thương. Điều này có nghĩa là, nếu một người lớn tuổi vô tình bị thương thì vết thương dễ bị nhiễm trùng và có thời gian hồi phục khá lâu.

Việc mất cân bằng tuần hoàn máu có thể dẫn đến những thay đổi về dáng đi, hay bị vấp ngã hoặc khập khiễng do đau.

5/ Thay đổi cấu trúc mô mềm

Khi già đi, da chân sẽ mỏng hơn, khô hơn và có thể xuất hiện nhiều mụn nước, tổn thương ở khắp bắp chân, bàn chân. Điều này làm cho việc đi lại khó khăn hơn do áp lực trực tiếp tác động lên vòm bàn chân. Thời gian lâu dài, việc thay đổi cấu trúc da có thể gây ra một số bệnh lý ở chân như đau gót chân.

6/ Gai xương gót chân

Gai xương gót chân là việc xương gót chân tích tụ quá nhiều canxi và gây đau nhức dữ dội ở gót chân và vùng lân cận. gai xương gót chân là bệnh hay gặp ở những người thừa cân, béo phì hoặc ở độ tuổi trung niên trở lên.

Đau nhói, buốt và xót ở gót chân là dấu hiệu phổ biến của bệnh gai xương gót chân.

7/ Viêm cân gan bàn chân

Cân gan bàn chân là dãi cân trải dài từ ngón chân đến tận cùng của gót chân. Khi bạn hoạt động nhiều thì áp lực sẽ tác động lên cân gan bàn chân gây kích thích về mặt cơ học. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm, sưng, đau gót chân.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đau gót chân ở người già bao gồm gai cột sống, béo phì, tiểu đường, giới tính nữ hoặc gặp các tình trạng như thoái hóa, viêm khớp và mô.

Làm gì khi người già bị đau gót chân?

Đau gót chân ở người già rất phổ biến, do đó điều đặc biệt quan trọng là người bệnh cần dành đủ thời gian để chăm sóc cho bàn chân đã bị lão hóa.

1/ Sử dụng miếng đệm

Một trong những điều quan trọng nhất mà người bệnh cần làm khi bị đau gót chân là giảm áp lực lên bàn chân. người bệnh có thể đeo dụng cụ chỉnh hình gót chân để giảm căng thẳng cho chân và giúp cơ thể phân phối trọng lượng tốt hơn.

Những miếng đệm gót chân này đã được chứng minh lâm sàng là có thể giúp giảm đau và hỗ trợ người bệnh tái tạo da gót chân tốt hơn.

2/ Massage gót chân

Việc này giúp các mô, dây chằng ở bàn chân, gót chân trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn. người bệnh có thể massage để kích thích lưu thông máu, phá vỡ các mô sẹo và giảm đau tạm thời.

3/ Sử dụng giày dép phù hợp, thoải mái

Sử dụng giày dép phù hợp với kích thước chân, không quá to càng không được quá nhỏ. kích thước giày sai có thể góp phần làm tình trạng đau gót chân trở nên nghiêm trọng.

Hãy đo chân khi nó không còn sưng to để có sự lựa chọn kích cỡ giày hợp lý nhất. Hãy chắc chắn rằng đôi giày có đế dày hơn để bảo vệ chân khỏi bị chuột rút và ma sát khi đi bộ.

4/ Thường xuyên kiểm tra chân

Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của chân để nhận thấy dấu hiệu bệnh lý như loét da, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường. Giữ cho móng chân luôn ngắn và tránh đi chân trần để giảm thiểu áp lực lên bàn chân.

Trong quá trình lão hóa, đau gót chân là điều không thể tránh khỏi. do đó, bằng cách nắm rõ sự thay đổi của gót chân, người bệnh có thể bảo vệ và hỗ trợ chứng tốt nhất. thông tin trong bài viết này không thể thay thế chỉ dẫn, chẩn đoán hay đơn Thu*c của bác sĩ chuyên môn. nếu người bệnh có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-dau-got-chan-o-nguoi-gia)

Tin cùng nội dung

  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY