Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh gout có một phần nguyên nhân từ thừa chất tinh bột, vậy chế độ ăn nào là hợp lí cho người bị gout nhất là lựa chọn loại gạo

Chế độ ăn giữ vai trò quan trọng trong mọi loại bệnh. Vậy với bệnh gout như thế nào là một chế độ ăn hợp lý.

Bệnh gout (gut) là gì?

Bệnh gout là một loại bệnh viêm khớp phát triển do nồng độ axit uric cao.

Định nghĩa Axit uric: một sản phẩm phụ chất thải trong cơ thể có xu hướng tích tụ trong khu vực khớp nếu không được thải bỏ đúng cách qua nước tiểu hoặc bài tiết.

Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp bàn chân, ngón tay hoặc cổ tay. Nó gây sưng, cứng và đau dữ dội.

Các nghiên cứu cho thấy, số người mắc bệnh gút ở Mỹ đang gia tăng, ảnh hưởng đến 8,3 triệu người Mỹ.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh gút là gì?

Tốt hơn hết là bạn nên biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh gout vì các cuộc tấn công thường nặng hơn theo thời gian nếu bị bỏ qua và không được điều trị. dưới đây là các triệu chứng bệnh gút phổ biến cần chú ý:

Các khớp cảm thấy cứng hoặc đau

Đau đột ngột ở các khớp thường kéo dài nhiều ngày

Đau khớp, thường xảy ra vào ban đêm

Các khớp có vẻ sưng và viêm (cảm thấy ấm và da có màu đỏ hoặc tím)

Nóng rát, ngứa hoặc cảm giác ngứa ran ở khớp một hoặc hai giờ trước khi bắt đầu bùng phát

Nguyên nhân nào gây ra bệnh gút?

Có nhiều yếu tố kích hoạt góp phần gây ra các cơn gút. Có một lượng axit uric cao là nguyên nhân chính.

Chế độ ăn uống có liên quan rất nhiều đến nguyên nhân gây ra bệnh gút, nhưng vẫn có những nguyên nhân hoặc yếu tố kích hoạt khác: Chấn thương khớp, phẫu thuật, điều trị hạ axit uric, hóa trị liệu

Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi?

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận dẫn đến thận không thể lọc axit uric trong máu khiến nồng độ axit uric trong huyết tương quá cao gây ra sự lắng đọng của các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng bệnh gout có liên quan đến chế độ ăn uống. do đó, cần xác định được người bệnh gout nên ăn gì kiêng gì mau khỏi để xây dựng chế độ ăn hợp lý, hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Bị bệnh gout nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người. do bệnh có liên quan đến chế độ ăn chứa nhiều purin như lòng đỏ trứng, gan, thận, tôm, cua, nấm… vì thế, người bệnh phải xây dựng chế độ ăn nghiêm ngặt, xác định được các thực phẩm cần tránh để không làm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy do viêm khớp gây ra trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn tốt cho người bị bệnh gout

Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của người bệnh gout có vai trò vô cùng quan trọng, có thể giúp hạ nồng độ axit uric trong máu bằng cách hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể. các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị mà người bệnh nên ăn bao gồm:

Trái cây có chức năng đào thải acid uric: anh đào (cherry), thơm, cam, nho, dâu tây,....

Các loại rau: rau củ quả luôn là combo cho các chế độ ăn kiêng, đặc biệt các loại rau lá xanh đậm.

Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu đen…

Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó…

Các sản phẩm từ sữa, trứng: chúng đều an toàn, bạn nên chọn loại ít béo.

Thực phẩm giàu Omega - 3: cá thu, cá hồi, cá ngừ,....

Dầu thực vật: dầu canola, dầu dừa, dầu oliu…

Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate

Đây là nhóm thực phẩm rất tốt với người bệnh gout vì cung cấp năng lượng cho cơ thể lại chứa ít nhân purin. đặc biệt, các thực phẩm này có chức năng làm giảm, hỗ trợ hòa tan axit uric trong nước tiểu. bạn có thể thoải mái ăn các thực phẩm như phở, bún, mì, bánh mì, gạo, ngũ cốc, khoai.

Người bị bệnh gout vẫn luôn tìm đến những loại gạo, bún phở được làm từ nguyên liệu tự nhiên như gạo lứt, gạo đen, bún gạo lứt để hạn chế việc nạp tinh bột vào người. những dưỡng chất nằm trong các loại gạo này vẫn luôn rất tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu như tiêu thụ quá nhiều, không nhai kỹ cũng có thể vô tình gây hại cho hệ tiêu hóa bởi đặc trưng của các loại gạo này cứng.

Có một loại gạo hữu cơ của việt nam dẻo như gạo trắng nhưng lại mang trong mình 2 hợp chất quý momilactone a & b và cực tốt cho người bị gout như gạo lứt, gạo đen. đó là gạo hữu cơ thần nông ong biển.

Hợp chất MA và MB cũng thể hiện hoạt tính sinh học và hóa học mạnh mẽ ở nồng độ phản ứng thấp hơn so với một hợp chất phenolics nổi tiếng là gallic acid. Hơn nữa, sự kết hợp của MA:MB theo tỷ lệ 4:1 cho kết quả ức chế tối ưu enzyme xanthine oxidase liên quan đến chống bệnh gút.

PGS Trần Đăng Xuân đưa ra kết luận: "MA và MB là các hợp chất tiềm năng chống tiểu đường mới, chống béo phì và gút thông qua khả năng ức chế hoạt động của các enzymes liên quan đến các bệnh này. Đây là những hoạt tính sinh học quan trọng, lần đầu tiên được nghiên cứu trên MA và MB".

Loại gạo hữu cơ này mềm, dẻo như gạo trắng thông thường. vừa tốt cho người bị gout nếu ăn hàng ngày và không lo ngại ảnh hướng đến hệ tiêu hóa.

SẠCH.vn - Tổng đại lý độc quyền Ong Biển miền Bắc

0879.385.385

Địa chỉ: 2 ngõ 190b Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/benh-gout-co-mot-phan-nguyen-nhan-tu-thua-chat-tinh-bot-vay-che-do-an-nao-la-hop-li-cho-nguoi-bi-gout-nhat-la-lua-chon-loai-gao-20210810162513023.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh gút gặp nhiều ở người có tuổi, người béo phì và người lao động trí óc. Dưới đây là những món ăn tốt cho người bị gút.
  • Theo y học cổ truyền, gút (thống phong) thuộc chứng tý. Bệnh do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ, gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh.
  • Vào mùa đông xuân, ngoài bệnh hô hấp, một số bệnh mạn tính như tiểu đường, viêm khớp, đột quỵ, viêm loét dạ dày-tá tràng, cũng cần được lưu tâm.
  • Theo một nghiên cứu mới của Anh, chứng ngừng thở khi ngủ dường như có liên quan tới tăng nguy cơ bị bệnh gút.
  • Goute là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp. Bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất purin và tăng nồng độ acid uric máu. Đông y mô tả bệnh goute trong phạm trù thống phong, chứng tý. Y học cổ truyền có nhiều bài Thu*c điều trị bệnh rất khả quan tùy từng thể bệnh.
  • Goutte còn gọi là thống phong, là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa acid uric. Bệnh được mô tả từ thời Hy Lạp cổ, ở thế kỷ 4 trước Công nguyên, Hippocrate đã mô tả và gọi đó là “bệnh của những ông vua”.
  • Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Đây đều là những loại đồ uống quen thuộc được nhiều người yêu thích, tuy nhiên người bị bệnh gout không nên dùng.
  • Tôi mới chớm bị gout do đi khám bệnh định kỳ các bác sĩ phát hiện. Bác sĩ có cho uống Thu*c dự phòng ....
  • Tôi đi khám bệnh định kỳ phát hiện mình bị chớm mắc bệnh gout. Bạn bè tôi có nhiều người bị nhưng không kiêng khem nên rất hay tái phát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY