mùa hè, nhiều người thường chọn đi biển để giải tỏa cơn nóng, nhưng với những người mắc bệnh gout, họ rất ái ngại, vì sợ những bữa ăn nhiều hải sản trong kỳ nghỉ ảnh hưởng sức khỏe, nhất là bị những cơn đau nhức khớp hành hạ. theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gout không nên quá lo lắng, chỉ cần hạn chế các loại hải sản làm tăng cao hàm lượng axit uric thì vẫn có thể vui vẻ tận hưởng trọn vẹn ngày hè.
người bệnh gout hạn chế một số loại hải sản có thể tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ vui vẻ với biển. ảnh: ng.yến
Bệnh gout là tình trạng tăng axit uric máu dẫn đến sưng đau khớp. Các cơn đau gout cấp khiến người bệnh vật vã, đau dữ dội ở các khớp ngón chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Sau những cơn đau cấp, bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ, kéo dài vài ngày, vài tuần, mức độ đau lần sau sẽ đau hơn và kéo dài hơn lần trước. Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng mềm, nóng, đỏ. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể không cử động khớp bình thường.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây bệnh gout, bao gồm ảnh hưởng di truyền và các tình trạng bệnh lý cơ bản, nhưng chế độ ăn uống vừa là nguyên nhân dẫn đến bệnh vừa tác động trực tiếp đến diễn tiến mức độ trầm trọng của bệnh. Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không có chế độ dinh dưỡng nào ngăn ngừa hoàn toàn những cơn đau gout cấp tính. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp người bệnh chung sống với bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu purin có xu hướng làm trầm trọng thêm tình trạng của gout. Hải sản là thực phẩm phổ biến có hàm lượng purin cao. Khi người bệnh hấp thụ quá nhiều thực phẩm có purin cao, cơ thể sẽ dư thừa axit uric trong máu.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, muốn kiểm soát gout, người bệnh cần giảm lượng purin ăn vào. Tránh những loại thực phẩm có nhiều purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật. Tránh ăn các loại hải sản, đặc biệt là các loại có vỏ hay các loại cá cơm, cá trích, cá mòi… Ngoài ra, cần tránh các loại rau như nấm, măng tây, măng tre, giá, bạc hà làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong máu. Người bệnh cũng cần tránh sử dụng thức ăn nhanh, bánh, kẹo, một số loại nước trái cây, soda. Tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
Trước lo lắng của người bệnh gout, kiêng ăn hoàn toàn hải sản khi đi chơi biển, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh có thể ăn được một số loại hải sản có hàm lượng purin vừa phải trong mức độ hạn chế: tôm, cua, hàu, sò. người bệnh gout có thể ăn các loại cá giàu axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe, chống viêm như cá hồi. mặc dù cá hồi có hàm lượng purin cao nhưng một số nghiên cứu cho thấy, cá có nhiều axit béo omega-3 giúp giảm tình trạng viêm sưng khớp, giúp giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout. tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý ăn với lượng nhỏ vừa phải để đảm bảo an toàn. các chuyên gia cũng khuyến cáo, món cá hấp hay luộc cũng có thể làm giảm hàm lượng purin, giữ được nhiều chất dinh dưỡng của cá, tốt cho sức khỏe hơn so với các phương pháp khác.
Ngoài hải sản và các thực phẩm từ đạm, người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như hoa quả và rau tươi giàu chất xơ, vitamin c vào chế độ dinh dưỡng trong kỳ nghỉ. các loại rau giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành axit uric. trái cây giàu vitamin c làm giảm tình trạng viêm hiệu quả. sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại ngũ cốc, các loại hạt… cũng giúp ích cho chế độ dinh dưỡng lành mạnh đối với người bệnh gout.