Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bệnh gút nên dùng Thuốc gì?

Tôi năm nay 52 tuổi và bị bệnh gút. Bác sĩ cho tôi uống Thuốc mobic, nhưng uống Thuốc được mấy ngày thì tôi thấy đau tức bụng, ăn không tiêu.
Tôi năm nay 52 tuổi và bị bệnh gút. Bác sĩ cho tôi uống Thuốc mobic, nhưng uống Thuốc được mấy ngày thì tôi thấy đau tức bụng, ăn không tiêu. Đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán thêm bị tăng men gan. Xin cho biết, trường hợp của tôi thì có loại Thuốc nào chữa gút phù hợp?

Tăng Văn Thảo (Bắc Giang)

Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức độ nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể) sẽ bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gút. Trước kia điều trị bệnh gút chủ yếu bằng colchicin. Tác dụng của colchicine nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên hay gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn, đau bụng, do đó cần dùng Thuốc giảm nhu động như loperamid hoặc opium để chống tiêu chảy.

Do tác dụng phụ hay gặp trên nên ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng các Thuốc chống viêm không steroid mà mobic bác đã dùng là một trong số đó. Thuốc có tác dụng cắt cơn nhanh trong cơn gút cấp tính, hiệu quả tốt song do có thể gặp một số tác dụng phụ, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi dùng. Một số tác dụng phụ khác như gây tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân.

Trường hợp của bác, bác sĩ cho dùng Thuốc mobic với tác dụng cắt cơn gút nhưng bác lại bị tác dụng phụ của Thuốc gây đầy trướng bụng, tăng men gan, trước hết nên dừng ngay Thuốc và điều trị cho men gan trở lại bình thường, sau đó bác có thể chuyển sang uống colchicin và Thuốc kiềm hóa nước tiểu natribacrbonate. Nếu không đáp ứng có thể dùng corticoid ngắn ngày. Tuy nhiên, tốt nhất là bác nên đi khám lại bệnh và dùng Thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp. Đừng quên tuân thủ chế độ ăn trong bệnh gút và dùng Thuốc hạ acid uric máu nếu có chỉ định.

ThS. Bùi Hải Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-gut-nen-dung-thuoc-gi-13647.html)

Tin cùng nội dung

  • Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu.
  • Gần đây, tôi hay bị đau nhức các khớp ngón tay và ngón chân. Cơn đau nhức tăng lên sau khi ăn, nhất là đồ biển.
  • Từ khi chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ giảm hẳn. Xin hỏi bệnh gút có làm suy giảm khả năng T*nh d*c?
  • Ngày nay, bệnh gút có xu hướng tăng nhanh và trẻ hoá thay vì tập trung vào tuổi trung niên như trước đây, kéo theo là nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm T*nh d*c.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Triệu chứng đầy bụng chướng hơi ở dạ dày sẽ kích thích cơ hoành và triệu chứng trào ngược thực quản gây cảm giác mắc nghẹn nên dễ lầm với bệnh lý tim mạch.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY