Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng

Bên cạnh việc phải đối mặt với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm cũng đang là thách thức không nhỏ.

Tại bệnh viện đa khoa đồng nai, mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu do các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh tim mạch. trong đó, bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ từ 80 - 100 ca mỗi ngày.

Ông Nguyễn Kim Lộc (trú tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đang được theo dõi và điều trị bệnh tim mạch được gần một tháng nay. Trước khi biết mình bị bệnh tim mạch, sức khỏe ông rất ổn định.

Ông Lộc chia sẻ: "Trước đó, tôi không có dấu hiệu tức ngực, khó chịu gì cả. Tôi vẫn sinh hoạt và đi làm bình thường".

Bác sĩ Lâm Hồng Đức, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết: "Trong mùa dịch COVID-19, nhiều người ngại đến cơ sở y tế. Thậm chí, có người có triệu chứng nhưng vẫn e ngại không đi viện. Cũng có nhiều bệnh nhân khi đang điều trị thì bỏ giữa chừng để rồi chuyển nặng phải nhập viện cấp cứu".

Theo các chuyên gia y tế, bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng hiện nay một phần bởi các chế độ sinh hoạt, điều kiện sống. khi mắc các bệnh này, quá trình điều trị kéo dài, thậm chí, trải qua những đợt chuyển nặng hơn nên ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh.

Ông Dương Thanh Bình (trú tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cho hay: "Tôi mỗi năm ít nhất phải nhập viện 2 lần, mỗi lần điều trị 10 đến 20 ngày thì bệnh tình mới ổn định".

BSCKII. Đặng Hà Hữu Phước, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai lưu ý: Người dân cần cân nhắc, thay đổi các chế độ sinh hoạt, ăn ít muối, tập luyện thể thao và đặc biệt là hạn chế chất béo, bia rượu, hút Thu*c sẽ đỡ được nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo: các bệnh như suy thận, đái tháo đường hiện giờ trẻ hóa rất nhiều, khoảng 30 tuổi cũng đã có thể mắc. chính vì thế, người mắc bệnh không lây nhiễm phải tuân thủ tuyệt đối các phác đồ điều trị để duy trì sức khỏe tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/benh-khong-lay-nhiem-ngay-cang-gia-tang-20220501085052847.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Thời gian qua, cả nước xảy ra nắng nóng kéo dài, đặc biệt miền Trung có ngày nóng tới 40 - 41oC. Nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, sốt…
  • Bạn hãy cẩn thận với những món ăn lạ trên đường du hí nhé bởi nếu bị đau bụng thì sẽ mất vui cả chuyến đi.
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY