Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh nhân 172 mắc Covid-19 trực tiếp chăm sóc bệnh nhân 133 tại Bệnh viện Bạch Mai trong 23 ngày

Bệnh nhân 172 nhiễm Covid-19 là con dâu của bệnh nhân số 133 và đã trực tiếp chăm sóc mẹ chồng 23 ngày khi nằm điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Ảnh minh họa.

Sáng 29/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Lai Châu đã có thông tin về trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 172 là con dâu của bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 133 từng điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo đó, bệnh nhân 172 là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân số 133 trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (23 ngày).

Đến ngày 22/3, bệnh nhân số 133 được xe cứu thương của Bệnh viện Bạch Mai chuyển thẳng đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu thì bệnh nhân số 172 đi cùng xe để chăm sóc.

Trong quá trình chăm sóc mẹ, bệnh nhân số 172 có gặp gỡ, tiếp xúc với một số trường hợp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu. Cụ thể:

Buổi sáng, ngày 23/3, bệnh nhân có ra hành lang Khoa hồi sức cấp cứu (Tầng 5 – Nhà B) nói chuyện với một số người chăm bệnh nhân tại khoa; sau đó bệnh nhân đi cùng mẹ và bác sỹ để chụp Xquang.

Ngày 24/3, khoảng 7h15 sáng, bệnh nhân đi ra cổng viện hỏi mua bánh (cạnh cổng chợ), mua xoài của người phụ nữ bán hàng rong (xe đẩy).

Khoảng 2 - 3h chiều, bệnh nhân đi mua Thu*c tại quầy dược ở cổng Bệnh viện, có gặp 2 người cùng mua Thu*c tại quầy (1 nam, 1 nữ).

Đến 23h50 bệnh nhân tiếp tục đi cùng mẹ về Bệnh viện nhiệt đới cơ sở II Kim Chung, Hà Nội. Tại đây, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xác định dương tính với Covid-19.

Trong thời gian chăm sóc mẹ, sức khỏe "bệnh nhân số 172" bình thường, không có biểu hiện ho, sốt hay khó thở.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu đã khẩn trương chỉ đạo tiếp tục rà soát, xác minh các trường hợp tiếp xúc với "bệnh nhân số 133" và "bệnh nhân số 172", không để bỏ sót các trường hợp.

Đến 4h, ngày 29/3/2020, đã rà soát, xác minh được 7 trường hợp F1, 38 trường hợp F2 tiếp xúc với bệnh nhân số 172; 5 trường hợp F1, 18 trường hợp F2 tiếp xúc với bệnh nhân số 133.

Đã lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành phun khử khuẩn, thực hiện cách ly toàn bộ trường hợp F1 tại bệnh viện và trường hợp F2 tại cơ sở cách ly tập trung.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân số 172 và bệnh nhân số 133 mà chưa khai báo thực hiện ngay việc tự cách ly và khẩn trương liên hệ với chính quyền để được hỗ trợ, lập tức thông báo cho những người tiếp xúc với mình.

Ban Chỉ đạo sẽ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cố tình không khai báo, khai báo không trung thực.

Đường dây nóng: 02313.791.864 – 0915.707.889 – 0971.866.888

Trước đó, bệnh nhân 133, nữ, 66 tuổi, sinh sống tại phường Tân Phong, TP Lai Châu.

Ngày 29/2, bệnh nhân nghi bị tai biến mạch máu não và được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu vào lúc 0h43phút.

Đến 8h30 phút cùng ngày bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội. Tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại phòng tự nguyện ở giường số 30, khoa Cấp cứu thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai.

Đến ngày 22/3, bệnh nhân được xe cứu thương của Bệnh viện Bạch Mai chuyển thẳng đến Bệnh viện đa khoa tỉnh vào hồi 21h23 phút cùng ngày.

Ngày 23/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh nghi ngờ người bệnh có yếu tố dịch tễ, đã cử cán bộ đến điều tra, lấy mẫu xét nghiệm.

Đến 17h, ngày 24/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trả kết quả xét nghiệm với kết quả xét nghiệm xác định dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân 133 đã được chuyển lên cách ly, điều trại tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 do tuổi cao và có bệnh nền.

Theo Tổ Quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/benh-nhan-172-mac-covid-19-truc-tiep-cham-soc-benh-nhan-133-tai-benh-vien-bach-mai-trong-23-ngay-20200329090653127.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY