Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân Covid-19 có thể bị hoại tử ruột

Dân trí Một phân tích về hình ảnh chụp X-quang bụng bệnh nhân Covid-19 cho thấy huyết khối trong các động mạch nhỏ khiến mô ruột bị đói oxy ở những bệnh nhân bị bệnh nặng nhất. Phát hiện đường lây mới của virus corona 7 dấu hiệu nhiễm virus corona ở trẻ Nhiễm virus corona: Vì sao có người biểu hiện triệu chứng, người không?

Trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19 tại Trung Quốc, các bác sĩ tin rằng các triệu chứng chính là sốt, ho, đau cơ và mệt mỏi.

Khi số trường hợp tăng trên toàn thế giới, các bác sĩ ngày càng ghi nhận các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, nôn và đau bụng.

Tổn thương gan là một phát hiện khác gần đây, đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh nặng.

SARS-CoV-2 sử dụng một protein thụ thể gọi là men chuyển angiotensin 2 (ACE2) trên bề mặt ngoài của các tế bào để phá vỡ chúng.

Do đó, các mô mang nhiều protein ACE2 trên bề mặt tế bào có thể đặc biệt dễ bị nhiễm virus và bị tổn thương sau đó.

ACE2 có nhiều trên các tế bào bao phủ thành phế nang của phổi, protein này cũng có đậm độ cao trên các tế bào phủ thành trong của ruột non và các mạch máu.

Cung cấp thêm bằng chứng về tổn thương của ruột, các nhà khoa học đã phát hiện virus trong các mẫu phân từ bệnh nhân Covid-19.

Gần đây, các bác sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston đã tiến hành phân tích đầu tiên trên phim chụp bụng, cho thấy những thay đổi ở gan và ruột có liên quan đến nhiễm trùng.

Các phát hiện được báo cáo trên tạp chí Radiology.

Triệu chứng tiêu hóa

Các tác giả đã nghiên cứu hồ sơ bệnh của 412 người lớn mắc Covid-19 nhập viện trong khoảng thời gian từ 27 tháng 3 đến 10 tháng 4 năm 2020. Trong số này, 136 người phải điều trị tích cực.

Khoảng 1/3 số bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng tiêu hóa khi đến viện. Tỷ lệ này tương tự với tỷ lệ ở những người tham gia trong một nghiên cứu tự theo dõi có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Các kíp điều trị đã thực hiện tổng cộng 42 lần chụp CT - chủ yếu là các bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt có đau bụng hoặc nhiễm trùng huyết - cho thấy những bất thường ở ruột non, bao gồm dày thành ruột.

Họ tìm thấy 4 bệnh nhân có nang chứa đầy hơi trong thành ruột hoặc túi khí trong tĩnh mạch cửa, mạch máu mang chất dinh dưỡng từ ruột đến gan. Đây là dấu hiệu của thiếu máu cục bộ trong đó mô bị thiếu oxy.

Phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học sau đó cho thấy sự đổi màu vàng ở thành ruột và các mảng hoại tử (mô ch*t). Ngoài ra còn có cục máu đông trong các tiểu động mạch ở thành ruột lân cận với mô hoại tử.

“Một số phát hiện là điển hình của nhồi máu ruột, và ở những bệnh nhân đã phẫu thuật, chúng tôi tìm thấy những huyết khối tắc mạch nhỏ bên cạnh các vùng ruột hoại tử”, BS Rajesh Bhayana, Khoa X quang của bệnh viện nói.

“Các bệnh nhân trong khoa hồi sức tích cực có thể bị thiếu máu cục bộ vì những lý do khác, nhưng chúng tôi biết Covid-19 có thể dẫn đến đông máu và tổn thương mạch máu nhỏ, vì vậy ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi điều này”.

Đông máu bất thường

Nghiên cứu trước đây đã nhắc đến hiện tượng sự đông máu bất thường ở những bệnh nhân Covid-19 nặng phải điều trị hồi sức tích cực.

Trong bài báo, các nhà nghiên cứu kêu gọi nghiên cứu thêm để xác định xem liệu virus có vai trò trực tiếp trong việc gây tổn thương ruột do hậu quả của cục máu đông hay không.

Bài báo cũng báo cáo rằng những bệnh nhân bị tăng men gan trong máu, một dấu hiệu của tổn thương gan, cũng đã được siêu âm vùng này của bụng.

Trong số 44 lần siêu âm mà các kíp điều trị đã thực hiện, khoảng một nửa cjp thấy túi mật bị giãn và chứa đầy chất lỏng giống như bùn, gợi ý tình trạng ứ mật trong đó sự lưu thông bình thường của mật từ túi mật vào ruột bị giảm.

Điều này hay gặp ở những bệnh nhân phải hồi sức tích cực, gây khó khăn cho việc đưa ra kết luận chắc chắn về nguyên nhân.

Cần nghiên cứu thêm

Một hạn chế của nghiên cứu là tính chất hồi cứu và được thực hiện tại một bệnh viện duy nhất, nghĩa là không thể khái quát hóa kết quả.

Các tác giả kết luận: “Nguyên nhân gây ra bất thường ruột ở bệnh nhân không phẫu thuật vẫn chưa chắc chắn. Cần những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ nguyên nhân của những phát hiện ở ruột của bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là vai trò của huyết khối mạch máu nhỏ và rối loạn đông máu trong thiếu máu cục bộ ruột, và để xác định liệu SARS-CoV-2 có đóng vai trò trực tiếp trong tổn thương ruột hay mạch máu”.

Cũng cần lưu ý là những phát hiện này mới chỉ ở những bệnh nhân bị bệnh nặng nhất do virus, cụ thể là những người được điều trị trong bệnh viện.

Cẩm Tú

Theo MNT

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-nhan-covid-19-co-the-bi-hoai-tu-ruot-20200515160955220.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY