Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân COVID-19 quê Hưng Yên diễn biến nặng, phải thở máy từng điều trị xuất huyết não

MangYTe - Nữ bệnh nhân mắc COVID-19 quê Hưng Yên có nhiều bệnh lý nền nặng, cao tuổi, vừa được chỉ định thở máy do tình trạng khó thở gia tăng.

Trưa 3/4, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp hội chẩn trực tuyến điều trị ca bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tham dự cuộc hội chẩn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện khoa Hồi sức tích cực của viện này đang điều trị 5 nặng (4 ca cũ, 1 ca mới).

Trong đó, 3 ca đã có những tiến triển tích cực, được rút máy thở. Hai nam người Anh đã âm tính SARS-CoV-2 nhiều lần. Người còn lại là nam số 50, người Việt Nam, đã cắt sốt, dễ chịu hơn, ăn ngon hơn.

Trong 2 nữ còn lại có bác gái 17, vẫn phải chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), đã âm tính nhiều lần.

Bệnh nhân mới diễn biến nặng là BN161 – người mắc COVID-19 sau thời gian tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân này 88 tuổi, quê ở Hưng Yên, được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai sang khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) hôm 25/3, với chẩn đoán chảy máu não thất, phát hiện tăng huyết áp 2 tuần, chụp CT phổi có tổn thương phổi trái.

3 ngày sau khi nhập viện, tới ngày 28/3, có xu hướng tổn thương phổi tăng hơn. Tới ngày 2/4, nữ này phải thở ô xy, sau đó mở nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực.

Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thường xuyên họp trực tuyến, hội chẩn điều trị các bệnh nặng

Hiện, bệnh nhân đang được duy trì Thu*c an thần, dãn cơ, thở máy. Xét nghiệm SARS-CoV-2 vẫn dương tính. Men gan của bệnh nhân tăng nhẹ, X-quang phổi cho hình ảnh xấu hơn ngày 1/4.

Bày tỏ cảm ơn và sự tự hào tới đội ngũ các thầy Thu*c đã dồn hơn 100% tâm lực tham gia phòng, chống và điều trị bệnh nhân COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đối với nhiệm vụ phòng bệnh, chúng ta đã thực hiện rất tốt việc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham gia cuộc hội chẩn điều trị ca bệnh nặng trưa 3/4

Phó Thủ tướng cũng nhắc lại, chúng ta đã có kinh nghiệm, nên "cứ có một ca bệnh chưa xác định được rõ thì coi đó là ổ dịch tiềm năng". Cùng đó, chúng ta cũng có quy trình truy vết, tìm, phát hiện, cách ly suốt mấy chục ngày nay, vì vậy khi xảy ra vụ việc ở Bệnh viện Bạch Mai, chúng ta không bỡ ngỡ.

Một điều đáng tự hào của Việt Nam là chúng ta giữ được số ca nhiễm thấp hơn rất nhiều so với đánh giá ban đầu của các chuyên gia thế giới. Điều quan trọng là đến giờ phút này, chúng ta chưa có ca Tu vong. Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có cùng số ca mắc COVID-19 (trên 200 ca) chưa có bệnh nhân Tu vong.

Việc điều trị khỏi hết các bệnh nhân, đặc biệt là các ca bệnh nặng để không có ca Tu vong, đó không chỉ cứu sống một con người, mà còn là điều mong mỏi, tự hào của ngành Y tế, củng cố niềm tin của cả đất nước Việt Nam.

Đối với công tác điều trị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn đội ngũ y bác sĩ đồng sức, đồng lòng, tập trung tối đa để điều trị bệnh nhân COVID-19, không để diễn biến nặng, hạn chế tối đa trường hợp Tu vong.

Tới sáng 3/4, Việt Nam đã ghi nhận 233 người mắc COVID-19, 85 ca đã khỏi bệnh (bao gồm 16 ca đã xuất viện từ đợt 1). Trong số 148 ca đang điều trị, phần lớn đều được kiểm soát tốt tình trạng lâm sàng. 4 nhân viên y tế mắc COVID-19 cũng có diễn biến tích cực.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/benh-nhan-covid-19-que-hung-yen-dien-bien-nang-phai-tho-may-tung-dieu-tri-xuat-huyet-nao-20200403130220009.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY