Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân COVID-19 tưởng nhẹ vẫn có thể diễn biến nặng rất nhanh, chỉ vài phút

MangYTe - Những trường hợp tưởng là nhẹ, đột xuất ban đêm có thể diễn biến nặng, rất nhanh. Nếu chúng ta chủ quan, không theo dõi sát sao thì không cấp cứu kịp.

Tại cuộc tập huấn trực tuyến về phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế với 700 điểm cầu trên cả nước sáng 11/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay trong lịch sử loài người chưa từng thấy một dịch bệnh nào có mức độ tấn công ghê gớm như COVID-19. Chỉ trong vòng mấy tháng, dịch bệnh này đã lây lan ra hầu hết các nước vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đến sáng nay, thế giới ghi nhận số ca Tu vong vượt hơn 102.000 người trong tổng số gần 1,7 triệu người mắc tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Phân tích về phác đồ điều trị COVID-19 ở Việt Nam, cho thấy, trong số 257 COVID-19 điều trị ở nước ta, số ca được chữa khỏi hiện có 144 ca (khoảng 60%), số ca nặng, biến chứng chiếm khoảng 6%.

Việt Nam là một trong số rất ít nước dù có bệnh nhân COVID-19 nhưng chưa có người Tu vong. Theo các chuyên gia, đó là niềm tự hào của chúng ta nhưng tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay, không thể nói trước điều gì.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định hiện COVID-19 chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, tức là chưa có loại Thu*c nào uống vào lập tức chữa khỏi được bệnh này. Những phác đồ điều trị của chúng ta chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng. Chúng ta liên tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung phác đồ điều trị cho phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới.

Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên phải nắm bắt được phác đồ điều trị, có thể thu dung COVID-19, phải chuẩn bị các tình huống ứng phó khi dịch bệnh lan rộng trong cả nước.

Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta vào khoảng gần 60%

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã nâng cấp phòng chống dịch COVID-19 lên cấp độ mới vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện rất cao.

Điểm nổi bật trong yêu cầu này là những người đến khám tại bệnh viện đều được coi là người có nguy cơ nhiễm bệnh (F1), có khả năng truyền bệnh, để có những biện pháp phòng hộ, tiếp cận, chăm sóc, điều trị, phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh.

Bộ Y tế cũng yêu cầu phải chia kíp trực trong bệnh viện, các kíp cách nhau từ 7 đến 14 ngày. Nếu không may, kíp thứ nhất bị nhiễm hoặc tiếp xúc gần người bệnh dương tính thì cách ly kíp đó và huy động kíp sau tiếp tục. Làm như vậy để luôn luôn có đủ nguồn nhân lực để làm việc, tránh tình trạng có ca dương tính là toàn bộ bệnh viện phải đóng cửa.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho rằng, chúng ta không nên chủ quan với những trường hợp tưởng là nhẹ, đang nằm điều trị thì đột xuất ban đêm có thể diễn biến nặng, rất nhanh, từng giờ từng phút. Nếu chúng ta không theo dõi sát sao thì không cấp cứu kịp.

Các chuyên gia cũng cho biết để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân thì cần khống chế số mắc thật thấp, ít bệnh nhân sẽ được tập trung các điều kiện tối ưu vầ nhân lực thiết bị, theo dõi cấp cứu kịp thời nhất. Vừa qua, hệ thống y tế dự phòng đã làm rất tốt, số bệnh nhân COVID-19 được kiểm soát, tránh cho bệnh viện bị quá tải, nhờ đó các bác sĩ tập trung tối đa điều trị ca bệnh.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/benh-nhan-covid-19-tuong-nhe-van-co-the-dien-bien-nang-rat-nhanh-chi-vai-phut-20200411142550308.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Thuốc điều trị HIV và AIDS được sử dụng để giảm số lượng HIV trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có sáu loại Thuốc kháng HIV. Thông thường, có ba loại Thuốc khác nhau được dùng kết hợp, gọi là liệu pháp kết hợp. Việc dùng Thuốc đúng và đủ là rất quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị cũng như giúp ngăn chặn virus trở nên kháng Thuốc. Thuốc điều trị HIV và AIDS được dùng suốt đời.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY