Bệnh nhân dương tính nCoV vào đầu năm 2020, điều trị bằng Thu*c kháng virus remdesiver, T* vong năm 2021. Các nhà nghiên cứu không nêu nguyên nhân dẫn đến cái ch*t, cho biết người này mắc một số bệnh nền.
Hiện chưa rõ đây có phải ca nhiễm nCoV lâu nhất hay không, bởi không phải ai cũng được xét nghiệm thường xuyên, trong thời gian dài đến vậy. Tuy nhiên, bệnh nhân này là trường hợp dương tính lâu nhất được ghi nhận chính thức, theo tiến sĩ Luke Blagdon Snell, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Quỹ Guy's & St. Thomas, trực thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).
Tiến sĩ Snell và các đồng nghiệp dự kiến báo cáo một số trường hợp mắc Covid-19 dai dẳng tại cuộc họp về các bệnh truyền nhiễm ở Bồ Đào Nha vào cuối tuần này.
Nghiên cứu của nhóm xem xét nguy cơ phát sinh đột biến ở những ca nhiễm "siêu kéo dài". Tình nguyện viên là 9 bệnh nhân mắc Covid trong ít nhất 8 tuần. Tất cả đều bị suy yếu miễn dịch do cấy ghép nội tạng, nhiễm HIV, ung thư hoặc điều trị các bệnh khác.
nCoV (màu vàng) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), năm 2020. Ảnh: NIH
Các lần xét nghiệm liên tục cho thấy tình trạng nhiễm nCoV kéo dài trung bình 73 ngày. Hai người đã dương tính virus trong hơn một năm. Trước đó, theo các nhà nghiên cứu, trường hợp xét nghiệm PCR dương tính lâu nhất là 335 ngày.
5 bệnh nhân sống sót, hai người sạch virus mà không cần điều trị, một người vẫn còn mắc bệnh. Ở lần tái khám cuối cùng vào đầu năm nay, bệnh nhân này đã dương tính 412 ngày.
"Trong các ca Covid-19 kéo dài, virus đã được loại khỏi cơ thể nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại. Ở người mắc bệnh dai dẳng, virus vẫn tiếp tục nhân lên, kết quả xét nghiệm dương tính", ông Snell nói.
Để thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia phân tích mã di truyền của virus để đảm bảo chúng cùng một chủng, người bệnh không mắc Covid-19 quá một lần. Tuy nhiên, giải trình tự gene cho thấy virus đã thay đổi theo thời gian, khiến chúng thích nghi. Các đột biến có trong cả các biến chủng lưu hành rộng rãi sau này. Dù vậy, không bệnh nhân nào sinh ra các đột biến đáng lo ngại, không có bằng chứng cho thấy họ lây bệnh cho người khác, theo ông Snell.
Các chuyên gia hy vọng sẽ có nhiều phương pháp điều trị dành cho những người nhiễm virus dai dẳng. Dù các trường hợp này rất hiếm, nó vẫn là mối lo ngại nhóm có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt khi chính phủ bắt đầu gỡ bỏ quy định về khẩu trang.