Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bệnh nhân sau phẫu thuật tim có tiêm vaccine ngừa Covid-19 được không?

Các bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim, bị bệnh tim mạch nói chung cần tiêm vaccine ngừa Covid -19.

câu hỏi: tôi năm nay 67 tuổi, mới thay van tim cách đây một năm. liệu tôi và các bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim có tiêm vaccine ngừa covid -19 được hay không?

Trả lời: Về vấn đề này, Bác sĩ Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai cho biết: Không có biến chứng nào được ghi nhận là vaccine ngừa Covid-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác.

Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vaccine Covid-19 an toàn.

Trước khi tiêm chủng, người bệnh cần nói cho bác sĩ biết về các Thu*c chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu đang dùng.

Các vaccine ngừa Covid-19 hiện được chấp thuận sử dụng không chứa virus sống. Do vậy, không có nguy cơ gây nhiễm trùng cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng Thu*c ức chế miễn dịch.

Tuy nhiên khi sử dụng các Thu*c ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng của vaccine. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các Thu*c đang sử dụng trước khi tiêm vaccine.

theo hiệp hội tim mạch châu âu (esc), tất cả các bệnh nhân tim mạch cần được tiêm chủng vaccine ngừa covid-19. dù vaccine ngừa covid-19 không ngăn hoàn toàn việc nhiễm bệnh, nhưng sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh nghiêm trọng có thể phải nhập viện và có thể Tu vong. những người bị bệnh tim có thể tăng nguy cơ Tu vong do covid-19 vì nhiễm trùng gây nguy hiểm cho tim thông qua một số cơ chế, bao gồm cả tình trạng viêm nhiễm trực tiếp ở tim. vì thế, tất cả bệnh nhân bị bệnh tim mạch hãy tiêm ngay vaccine covid-19 khi đến lượt.

các thử nghiệm tiêm vaccine ngừa covid-19 cho cả những bệnh nhân tim mạch không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào do vaccine gây ra. triệu chứng phổ biến được ghi nhận bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh. cánh tay có thể cứng và đau trong vài ngày. đây là các phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch sau tiêm chủng và sẽ mất trong vòng từ 24 – 48 giờ sau tiêm. có một số trường hợp bệnh nhân tim mạch bị phản ứng dị ứng nặng nhưng cực kỳ hiếm (xảy ra với tỷ lệ 1 trong 2 triệu người).

Do đó, lợi ích của vaccine ngừa Covid-19 mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng đối với người bệnh nhân tim mạch.

ESC cũng cho biết, không có báo cáo nào về sự tương tác giữa vaccine ngừa Covid-19 và Thu*c điều trị cho bệnh nhân tim. Điều cần thiết là người bệnh không được bỏ qua các loại Thu*c điều trị tim trước và sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/phong-benh/benh-nhan-sau-phau-thuat-tim-co-tiem-vaccine-ngua-covid-19-duoc-khong-660560/)

Tin cùng nội dung

  • Với sự nỗ lực không mệt mỏi, các bác sĩ ở nhiều khoa, phòng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM vừa phẫu thuật cứu sống hai chị em ruột bị tim bẩm sinh phức tạp ngụ tại Long An.
  • Từ sau lần về nước công tác vào tháng 06/2015, Giáo sư Hiệp Nguyễn đã đồng ý trở thành cố vấn ekip phẫu thuật tim mạch tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vì nhận thấy bản thân đồng cảm và có trách nhiệm giúp cho quê hương mình.
  • Nhờ tích cực ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu từ các bệnh viện (BV) hạt nhân, những năm gần đây tại BVĐK tỉnh Bắc Giang, BV Sản Nhi Bắc Giang hàng trăm trường hợp bệnh nặng, phức tạp được phẫu thuật,
  • Các nhà khoa học thuộc ĐH Stanford (Mỹ) cho biết, một miếng vá nguyên mẫu có thể giúp chữa trị những hư hại sau một cơn đau tim gây ra.
  • Bệnh nhân tim mạch thường không phải là người duy nhất đối đầu với bệnh tật. Vợ/chồng, hay người yêu của họ cũng có thể lo lắng hay trầm cảm.
  • Mới đây, Bệnh viện (BV) Sản - Nhi Bắc Giang đã tiến hành phẫu thuật thành công tim mở cho 4 bệnh nhi trên địa bàn tỉnh.
  • Việc chuyển giao thành công và triển khai được nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp phức tạp, cấp cứu thành công cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim nặng giữa BV Tim Hà Nội và BVĐK Xanh Pôn đã giúp giảm bớt quá tải cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên
  • Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, NewYork (Mỹ) cho thấy...
  • Xin chào Mangyte, Tôi bị hở van tim và BS khuyên nên phẫu thuật, nghe nói chi phí hơn 80 triệu đồng. Tôi có BHYT ở BV quận 5, vậy làm thế nào để được hưởng BHYT ở mức tối đa? Vì nhà tôi cũng không khá giả, các con còn đang tuổi ăn học. Mong Mangyte hướng dẫn giúp, gia đình tôi cảm ơn rất nhiều! (Tuyết Sương – suongsuong…@gmail.com)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY