Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bệnh phì đại tâm thất phải

Tâm phế mạn là trường hợp phì đại tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi, gây nên bởi những bệnh làm tổn thương chức năng hoặc cấu trúc của phổi như bệnh phế quản- phổi- mạch máu, thần kinh và cơ xương lồng ngực. Trừ những trường hợp tăng áp lực động mạch phổi do bệnh tim trái (hẹp 2 lá) hoặc bệnh tim bẩm sinh

1. Định nghĩa

Tâm phế mạn là trường hợp phì đại tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi, gây nên bởi những bệnh làm tổn thương chức năng hoặc cấu trúc của phổi như bệnh phế quản- phổi- mạch máu, thần kinh và cơ xương lồng ngực. Trừ những trường hợp tăng áp lực động mạch phổi do bệnh tim trái (hẹp 2 lá) hoặc bệnh tim bẩm sinh.

2. Nguyên nhân

Bệnh tiên phát của đường hô hấp và phế nang:

-  Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn có giãn phế nang hoặc không giãn phế nang.

-  Hen phế quản.

-  Giãn phế nang khôn do viêm phế quản mạn tính và hen phế quản.

-  Xơ phổi và giãn phế nang hoặc không giãn phế nang do hậu quả của: Lao xơ phổi, bệnh bụi phổi, giãn phế quản, bệnh viêm phổi khác

-  Bệnh có hạt và thâm nhiễm phổi: Sarcoidose, bệnh xơ phổi khe kẽ lan tỏa, bệnh Berylliose, bệnh u hạt có tế bào ái toan, bệnh thâm nhiễm phổi ác tính, bệnh xơ cứng da, bệnh luput ban đỏ rải rác, bệnh viêm da và cơ, bệnh vi sởi phế nang.

-  Cắt bỏ phổi.

-  Bệnh kén phổi tiên phát, thoái hóa phổi.

-  Bệnh thiếu oxy ở độ cao.

Bệnh tiên phát làm tổn thương đến bộ phận cơ học của hô hấp:

-  Gù vẹo cột sống và di dạng lồng ngực khác.

-  Cắt ép xương sườn.

-  Dày dính màng phổi nặng.

-  Bệnh nhược cơ.

-  Bệnh béo bệu và giảm thông khí phế nang.

-  Bệnh giảm thông khí phế nang không rõ nguyên nhân.

Bệnh tiên phát làm tổn thương mạch máu phổi:

-  Bệnh thành mạch: Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, Viêm nút quanh động mạch, viêm động mạch khác

-  Viêm tắc mạch: Tắc mạch phổi tiên phát, tắc mạch phổi trong bệnh thiếu máu hình lưỡi liềm.

-  Nghẽn mạch: Do cục máu đông ngoài phổi, do sán máng, nghẽn mạch ác tính, nghẽn mạch khác.

Tăng áp lực động mạch phổi.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân:

Viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, lao xơ phổi, giãn phế nang, viêm phế quản mạn tính đơn thuần, viêm màng phổi, di dạng lồng ngực.

3. Triệu chứng

a. Giai đoạn đầu:

-  Viêm phế quản mạn, khí phế thủng do Thu*c lá, hen phế quản kéo dài trong đó sự phục hồi phế quản kém, giãn phế quản, thường xảy ra những đợt bộc phát cấp. Sau mỗi đợt bộc phát, bệnh lại nặng thêm.

-  Tổn thương chức năng của phổi trong nhóm bệnh này biểu hiện thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu giảm, sức cản đường thở và thể tích cặn (VR) tăng.

-  Triệu chứng của những bệnh phổi hạn chế: Như lao xơ phổi, giãn phế nang, mập phì, gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh xơ phổi lan toả, dày dính màng phổi, bệnh mạch phổi. Tổn thương chức năng của nhóm bệnh này là dung tích sống (FVC) giảm.

-  Có thể phối hợp những triệu chứng của hai nhóm bệnh trên. Giai đoạn bệnh phổi mạn tính này tiến triển có thể nhiều năm, thay đổi từ 3 năm đến 20 năm.

b. Giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi:

-  Triệu chứng chức năng giúp phát hiện:

-  Khó thở gắng sức: luôn luôn có.

-  Hội chứng viêm phế quản: ho và khạc đàm.

-  Đau gan do gắng sức: thường mơ hồ.

Triệu chứng thực thể:

Ngoài triệu chứng bệnh gốc, những triệu chứng về tim sớm nhất là tiếng tim thứ hai mạnh ở ổ van động mạch phổi, móng tay khum mặt kính đồng hồ, có thể có đau gan khi đè mạnh vào vùng hạ sườn phải.

c.Giai đoạn suy tim phải:

Triệu chứng chức năng:

Khó thở càng ngày càng tăng dần từ khó thở khi gắng sức, đến khó thở khi leo lên dốc hay khi lên cầu thang, đến khó thở khi đi nhanh trên đường phẳng, đến khó thở khi đi chậm trên đường phẳng, cuối cùng khó thở khi làm việc nhẹ như vệ sinh, cởi quần áo, về sau khó thở cả khi nghỉ ngơi.

Triệu chứng thực thể:

-  Triệu chứng ngoại biên: Gan to và đau, tĩnh mạch cổ nổi lên và đập, phù, tím, mắt lồi và xung huyết, đo áp lực tĩnh mạch trung ương trên 25 cm nước, ngón tay hình dùi trống.

-  Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh, có khi loạn nhịp hoàn toàn, T2 mạnh và tách đôi ở ổ van động mạch phổi.Tiếng ngựa phi phải ở thời kỳ tiền tâm thu, tiếng thổi tâm thu ở ổ van 3 lá.

3. Điều trị

a. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi:

-  Nghỉ ngơi rất cần thiết, nên làm việc nhẹ, khi đã có dấu hiệu suy tim cần giảm hoặc bỏ các công việc phải gắng sức.

-  Chế độ ăn nhạt, ít muối, có thể ăn 1-2 g muối/ngày. Trong trường hợp suy tim nặng, phù nhiều, chế độ ăn nhạt khắt khe hơn; mỗi ngày chỉ dùng 0,5 g muối, nhưng không kéo dài.

b. Thu*c:

-  Kháng sinh: Điều trị đợt bội nhiễm, cho dùng vào những tháng mùa lạnh ( mỗi đợt 10 ngày trong 3 tháng).

-  Corticoid: Có hiệu nghiệm trong đợt điều trị cấp.

-  Thu*c giãn phế quản.

-  Liệu pháp oxy: Người ta có thể cho thở oxy bằng xông mũi, oxy nên được dẫn qua một bình nước để làm ẩm, không nên cho thở oxy 100% với liều lượng thấp 1,5-2 lít/phút, muốn có hiệu quả phải dùng ít nhất 12 giờ/24 giờ, nhưng tốt nhất là 15-20 giờ/24 giờ.

-  Điều trị suy tim: Trong tâm phế mạn có thể có suy tim toàn bộ, nhưng chủ yếu vẫn là suy tim phải, do đó Thu*c điều trị chính là lợi tiểu, sau đó là digitale, có thể phối hợp với các Thu*c dẫn xuất nitơ.

-  Thu*c giãn mạch: Các Thu*c giãn mạch ổn định hay cải thiện chỉ xảy ra tối đa ở 1/3 số bệnh nhân. Hiệu quả của các loại Thu*c thay đổi tuỳ theo từng bệnh nhân:

-  Không dùng Thu*c: Mocphin, gardenan và các Thu*c an thần khác vì sẽ gây suy trung tâm hô hấp, không dùng Thu*c giảm ho.

-  Liệu pháp vận động: Tập thở rất quan trọng, làm tăng độ giãn nở của phổi và lồng ngực, tăng thông khí phế nang, nhất là thở bằng cơ hoành.

-  Loại bỏ những yếu tố gây kích thích: Phải cai Thu*c lá, tránh tiếp xúc với bụi bặm, các khí độc...

4. Phòng bệnh

Tránh mắc các bệnh phổi cấp tính, khi bị bệnh phổi cấp tính phải điều trị đúng, điều trị tích cực, kịp thời để không bị bệnh phổi mạn tính.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c53ea0576801b499d20e3a2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY