Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Bệnh tăng huyết áp kèm tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Tôi năm nay 62 tuổi, bị tăng huyết áp kèm tiểu đường. Xin cho biết tôi phải ăn kiêng thế nào để bệnh không tiến triển?

(Đỗ Văn Thường - Đồng Nai)

Trả lời: Bệnh tăng huyết áp rất thường gặp ở người tiểu đường. Các bác sĩ tim mạch thường khuyên người bệnh tăng huyết áp kiêng ăn mặn, còn bác sĩ nội tiết khuyên người bệnh tiểu đường kiêng ngọt.  Quả thật để kiêng được như vậy người bệnh phải rất quyết tâm. Vì ăn quá nhạt sẽ làm mất ngon, nhất là người cao tuổi. Để khắc phục bác nên dùng các loại đường tổng hợp như aspartame thay cho đường glucose và đường mía. Đường này có năng lượng thấp, tạo vị ngọt và không ảnh hưởng tới sức khỏe (nên phân biệt đây không phải đường hóa học). Ảnh minh họa Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều bữa, ăn ít cơm và nên ăn thêm rau, ăn quả ít ngọt như dưa chuột, dưa hấu, ổi, thanh long, cà chua, chuối tiêu… để cảm giác không bị đói bụng và bổ sung lượng vitamin.  Kiêng mặn trong tăng huyết áp là kiêng muối tương đối chứ không phải kiêng muối tuyệt đối như trong bệnh phù thận. Chẳng hạn, lượng muối tối đa cho một người bình thường trong ngày là 6g (tương đương một muỗng cà phê muối), lượng muối này bao gồm cả muối có trong thức ăn và nước chấm, kể cả trong bánh đa, sợi mỳ thì người tăng huyết áp nên ăn nhạt hơn.  Trường hợp kiêng muối khó khăn có thể ăn mặn hơn mức cho phép ở người tăng huyết áp nhưng đồng thời phải dùng thêm Thu*c lợi tiểu.

Lời khuyên, ngoài chế độ ăn uống cần kiêng như đã nói ở trên, bác nên duy trì tập luyện, tốt nhất hằng ngày nên đi bộ 30 – 60 phút, không quên kiểm soát huyết áp và đường máu cũng như khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.

Theo BS Nguyễn Văn Thịnh - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-tang-huyet-ap-kem-tieu-duong-nen-kieng-an-gi-n23626.html)

Tin cùng nội dung

  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY