Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bệnh thủy đậu đã vào mùa cao điểm

Theo các bác sĩ, tháng 3 là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất.
Tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai..., số bệnh nhân mắc thủy đậu có chiều hướng gia tăng.

Người lớn mắc bệnh tăng đột biến

Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa virus - Ký sinh trùng (Bệnh BV Nhiệt đới TƯ) cho biết, bệnh thủy đậu đang vào mùa nên số ca mắc tăng nhanh. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 5 - 6 ca, có ngày đến vài chục bệnh nhân đến khám. Từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là giai đoạn phát triển thủy đậu, trong đó, cao điểm là tháng 3. Năm nay, nhiều bệnh nhân là người lớn, phụ nữ mang thai cũng mắc thủy đậu. Theo BS Lâm, người lớn thường vào viện khi bệnh đã nặng, xuất hiện mụn nước dẫn đến tổn thương da. Bởi nhiều người nghĩ thủy đậu chỉ mắc ở trẻ nhỏ, nên khi có những nốt sần đỏ trên người lại nghĩ chỉ bị dị ứng thời tiết hoặc thức ăn. "Người lớn mắc thủy đậu những năm gần đây ngày càng nhiều, nguyên nhân là chưa được tiêm phòng vaccine hoặc chưa mắc thủy đậu lúc nhỏ. Thậm chí có trường hợp từng mắc thủy đậu vẫn có thể mắc lại vì hệ miễn dịch kém. Đa số bệnh nhân mắc thủy đậu vào viện ở thể nhẹ, không bị biến chứng nặng. Nhưng có nhiều bệnh nhân mắc thủy đậu vào điều trị muộn bị biến chứng nhiễm trùng để lại sẹo lõm trên da", BS Lâm cho biết.

Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai, lượng trẻ đến khám do mắc bệnh thuỷ đậu đang ngày một tăng. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, thời điểm này đang có nhiều dịch bệnh bùng phát, trong đó có thủy đậu. Trung bình mỗi ngày có tới 200 bệnh nhân đến khám, phần lớn là các bệnh do virus.

BS Dũng cũng cho biết, cao điểm mùa dịch thủy đậu tập trung vào khoảng từ tháng 3-6 hàng năm. Đối tượng chủ yếu là trẻ từ 1-5 tuổi. So với thời điểm này năm ngoái, số bệnh nhân mắc thủy đậu vào điều trị ít hơn, nhưng số bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu, mụn nước có mủ lại tăng. Bệnh nhân bị biến chứng của bệnh thủy đậu là do nhầm lẫn với bệnh dị ứng nên tự điều trị hoặc phát hiện ra bệnh muộn.

Chủ quan dễ gây biến chứng

"Khi mắc thủy đậu, người bệnh cần được cách ly từ 7 - 10 ngày để tránh lây sang người khác. Không được chọc nặn hay gãi làm trầy xước các nốt phỏng nước, dẫn đến nhiễm trùng da. Người bệnh cũng không nên tự ý mua kháng sinh về uống. Bởi thủy đậu là bệnh do virus gây ra", BS Nguyễn Tiến Lâm, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên thường phát triển thành dịch. bệnh thủy đậu năm nay phát triển mạnh là do thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm, virus gây bệnh phát triển mạnh.
Triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, chảy nước mũi, đau họng và ngứa. Sau đó, trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Khoảng từ 12 - 24 giờ sau, các nốt ban tiến triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8-10 tiếng thì vỡ ra và đóng vảy. Sau một tuần các vảy sẽ bong ra và tự khỏi nếu bệnh nhân không nhiễm trùng da, các vết sẹo sẽ mờ dần rồi tự mất. "Tuy nhiên, thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng nốt phỏng, nhiễm trùng huyết dẫn đến những tác hại ảnh hưởng đến hệ thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm phổi... nếu chủ quan", BS Lâm khuyến cáo.

Với trẻ mắc bệnh thủy đậu, BS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, khi trẻ mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các trẻ khác. Cho trẻ dùng riêng đồ dùng, nhất là bát, đũa, khăn mặt. Không được tự ý tắm cho trẻ bằng các loại lá để tránh tình trạng bội nhiễm, nhất là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến Tu vong. Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay. Theo các bác sỹ, quan niệm sai lầm là nhiều người không tắm khi bị thủy đậu. Nếu không tắm rửa, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa, rát khiến người bệnh gãi nhiều, rất dễ nhiễm trùng vết mụn phỏng. Bệnh nhân cần được tắm rửa và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để các nốt phỏng trên da không nhiễm trùng. Tốt nhất là nên tắm bằng nước chè tươi hoặc nước sạch đã đun sôi, khi tắm phải nhẹ tay, tránh để vỡ nốt phỏng rạ. Theo Giadinh.net
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-thuy-dau-da-vao-mua-cao-diem-9293.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY