Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Bệnh viêm đường tiết niệu và cơ chế “thông, xả”

Viêm đường tiết niệu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Viêm đường tiết niệu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh để diệt khuẩn, tuy nhiên với cơ chế “thông, xả” sẽ giúp đào thải vi khuẩn đã được tiêu diệt và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Bằng cách uống nhiều nước, người bệnh sẽ thường xuyên muốn đi tiểu, và kết hợp thảo dược để làm "thông" đường tiểu, vi khuẩn sẽ bị "xả" ra ngoài theo đường tiểu mà không cần phải sử dụng đến kháng sinh.

bệnh viêm đường tiết niệu có hai nguyên nhân chính gây nên:

- Viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn: E.Coli, Klebsiella species, Proteus, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Nước tiểu đục, hôi, khai nồng và các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt ngày càng tăng nặng, ở phụ nữ thường kèm theo gia tăng khí hư vùng *m đ*o.

- Viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong): Hay gặp ở những người hay bị mụn nhọt, mẩn ngứa… Với dạng này, nước tiểu vàng, có mùi hôi, các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt không tăng nặng.

Các triệu chứng cơ bản, dễ nhận biết nhất, người bệnh sẽ có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, có mùi tanh nồng. Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng sẽ tiểu ra mủ, tiểu ra máu. Ngoài ra có thể bị sốt cao âm ỉ tạo thành cơn, kéo dài từ 5 ngày trở lên, đau phần bụng dưới hoặc thắt lưng…

Tránh lạm dụng kháng sinh

Với viêm đường tiết niệu, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để diệt khuẩn. Đây là cách diệt khuẩn trực tiếp và tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, đi liền với nó là tình trạng mệt mỏi, tăng men gan cho người bệnh.

Mặt khác, đối với bệnh viêm đường tiết niệu, kháng sinh chỉ giải quyết được nguyên nhân viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn, còn trường hợp viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt không những không hiệu quả mà còn làm bệnh nặng hơn vì kháng sinh bản chất là để diệt khuẩn, còn trường hợp do thấp nhiệt thì không phải do vi khuẩn mà do cơ địa bị nóng trong.

Khi dùng kháng sinh, người bệnh có nguy cơ bị tái phát cao hơn do người bệnh thường có thói quen dùng kháng sinh không đủ liều (uống đỡ là không dùng nữa). Do đó, vi khuẩn không được tiêu diệt hết, sẽ kháng Thu*c và tồn tại trong cơ thể, khi có điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và lúc này người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh liều nặng hơn.

Điều trị cách nào?

Khác với kháng sinh, ngoài cách tiêu diệt bằng kháng sinh tự nhiên, cơ chế “thông, xả” giúp đào thải vi khuẩn đã được tiêu diệt và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Bằng cách uống nhiều nước, người bệnh sẽ thường xuyên muốn đi tiểu, và kết hợp thảo dược để làm "thông" đường tiểu, vi khuẩn sẽ bị "xả" ra ngoài theo đường tiểu mà không cần phải sử dụng đến kháng sinh.

Có 2 thảo dược được chú trọng đó là kim ngân hoa, từ lâu vốn đã được coi là kháng sinh tự nhiên với tác dụng diệt khuẩn cực mạnh. Thứ hai là, kim tiền thảo có tác dụng giãn mạch nên giúp thông niệu, làm giảm triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt. Ngoài ra, kim tiền thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát nhanh nên giải quyết hiệu quả được viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt gây ra.

Việc uống nhiều nước kết hợp với hai dược liệu này sẽ giúp lợi niệu, tiểu mạnh nhiều lần giúp rửa trôi vi khuẩn và mảng viêm ở bàng quang, "xả sạch" vi khuẩn ra khỏi đường niệu một cách dễ dàng, an toàn, dựa trên cơ chế vật lý “thông, xả”, đào thải hết vi khuẩn khỏi đường niệu, ngừa tái phát hiệu quả.

Min

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-viem-duong-tiet-nieu-va-co-che-thong-xa-21780.html)

Tin cùng nội dung

  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY