Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh viện Bạch Mai phủ nhận thông tin bệnh nhân tố bị mổ nhầm

Bệnh nhân N.B.D, 33 tuổi, vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị, được bác sĩ mổ u tủy cổ nhưng sau mổ thì tứ chi tê bì, vận động yếu. Chưa hết sốc, mẫu bệnh phẩm của anh gửi sang Bệnh viện Việt Đức sinh thiết lại cho kết quả: viêm tụy chứ không có u…

Bệnh viện Bạch Mai

Phản ánh tới báo chí, bệnh nhân N.B.D (sinh năm 1986, Thạch Hà, Hà Tĩnh) kể: Tháng 2-2019, anh cảm thấy tê đầu ngón tay phải khi vận động cổ, đến bệnh viện tỉnh chụp cộng hưởng từ đốt sống cổ và được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, nghi u tủy cổ, chỉ định chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Ngày 1-3, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, vào khoa Phẫu thuật Thần kinh. Đến ngày 14-3, tức sau 2 tuần nhập viện, anh D. được tiến hành phẫu thuật. Điều khiến anh D. bức xúc là không được chụp lại cộng hưởng từ mà các bác sĩ chỉ lấy phim cũ của anh chụp từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (cho chụp thêm Xquang ngực và xét nghiệm máu) để hội chẩn trước khi mổ.

Sau mổ, bác sĩ nói với bệnh nhân rằng ca mổ khá thành công nhưng không lấy hết được u vì khối u nằm ở vị trí quá khó. Tiếp tục điều trị gần 1 tháng, tình trạng bệnh không thuyên giảm, tay trái cử động khó khăn, bàn và ngón tay phải không cử động được, hai chân có cử động ngón nhưng tê bì không có cảm giác, vận động khó khăn.

Bệnh nhân D. được chuyển xuống khoa Đông Y để hồi phục chức năng. Theo yêu cầu của gia đình nên bác sĩ cho bệnh nhân đi chụp lại cộng hưởng từ nhưng kết quả phim chụp mờ, được lý giải là do có ốc vít trong ca mổ. Vì thế, bác sĩ chỉ định cho gia đình lấy mẫu sinh thiết gửi sang Bệnh viện Việt Đức để thực hiện.

Kết quả sinh thiết khiến bệnh nhân D. và gia đình hết sức bàng hoàng: Bệnh viện Việt Đức kết luận đây chỉ là khối viêm tủy, không có tế bào u.

Giấy ra viện của bệnh nhân D. sau điều trị ở BV Bạch Mai

Sau đó, bệnh nhân D. được chuyển về tuyến dưới ở Hà Tĩnh tiếp tục điều trị. Tại đây, anh được điều trị phục hồi chức năng thêm gần 2 tháng nữa nhưng không tiến triển, người bị co kéo, teo cơ, sụt 12 kg. cơ thể mệt mỏi. Anh đi chụp lại cộng hưởng từ thì được kết luận bị thoát vị đĩa đệm, bị tổn thương tủy ngang và dính tủy (nghi do phẫu thuật).

Hiện bệnh nhân ở tình trạng yếu tứ chi, không đi lại được, tê bì toàn thân, co kéo cơ từ ngang cổ đến chân, phải di chuyển bằng xe lăn. “Tôi chỉ bị viêm chứ không có u thì đáng lẽ tôi không phải mổ mà bác sĩ lại mổ cho tôi…” – bệnh nhân N.B.D bức xúc chia sẻ.

Trả lời báo chí về vụ việc này sáng nay, 10-7, ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ông cũng đã đọc được thông tin bệnh nhân phản ánh trên mạng xã hội. Bệnh viện đang tiến hành kiểm tra lại thông tin này.

Theo ông Hùng, qua thông tin phản ánh, bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh ra với chẩn đoán là u, như vậy đã thấy một khối choán chỗ ở tủy, đã có chèn ép, chỉ là chưa xác định được u viêm hay u ác tính. Nói cách khác, suy luận một cách thông thường, đây có thể là khối u viêm.

Khi tiếp nhận bệnh nhân từ tuyến tỉnh chuyển ra với chẩn đoán như vậy, bác sĩ sẽ tùy theo tình hình, nếu sử dụng được dữ liệu trên phim của bệnh viện trước đó thì không chụp lại vì lãng phí và nguy hiểm. Việc chụp lại hay không chụp lại không phải là bắt buộc. Do vậy, nếu nói là bệnh viện mổ nhầm thì không chính xác.

Còn việc sau mổ bệnh nhân không đạt được hiệu quả như mong muốn, theo ông Hùng, luôn có một tỷ lệ nhất định chứ không phải 100% trường hợp đều đạt được như ý. “Bệnh viện đang kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, tình trạng trước mổ như thế nào để có đánh giá” – ông Dương Đức Hùng nói.

Theo Duy Tiến/An Ninh Thủ Đô

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/benh-vien-bach-mai-phu-nhan-thong-tin-benh-nhan-to-bi-mo-nham-1249179.html)

Tin cùng nội dung

  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY