Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh viện ở Đắk Lắk đang cách ly 1 bệnh nhân để xét nghiệm virus Corona

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang điều trị cách ly cho 1 nam thanh niên bị sốt từ TP HCM về. Tuy nhiên, hiện vẫn không có cơ sở nào khẳng định bệnh nhân này bị nhiễm virus corona.

Ngày 27/1, ông Phi La - Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk xác nhận, đơn vị vừa gửi mẫu đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm, kiểm tra cho một bệnh nhân đang nằm điều trị tại Khoa nhiễm - Bệnh viện Vùng Tây Nguyên.

Trước đó, 1 nam bệnh nhân bị sốt nên vào Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) điều trị và được chẩn đoán sốt siêu vi. Sau ít ngày điều trị, bệnh nhân này về quê Đắk Lắk để ăn Tết nhưng vẫn bị sốt. Khi nghe thông tin trên báo đài về sốt corona nên gia đình lo lắng, đưa anh này vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Theo các kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Quân y 175 thì bệnh nhân này âm tính với virus corona.

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị cách ly cho 1 bệnh nhân bị sốt và đang chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.

"Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt. Hiện đơn vị chưa có kết quả và đây chỉ là trường hợp nghi vấn, còn về việc bệnh nhân có mắc bệnh hay không còn phải chờ kết quả từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Chúng tôi cũng đã lên phương án ngăn ngừa và cách ly bệnh nhân này để điều trị riêng, đồng thời theo dõi", ông Phi La thông tin.

Trước đó, ngày 26/1, một trang facebook cá nhân có tên L. (trú Đắk Lắk) chia sẻ nội dung: "Có một trường hợp nghi nhiễm virus corona đã được đưa vào Bệnh viện Vùng Tây Nguyên để cách ly...".

Theo chủ nhân facebook này, người nghi nhiễm bệnh vừa mới từ Trung Quốc trở về TP.HCM, rồi về TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ngay sau đó, thông tin này đã thu hút sự quan tâm của dư luận và khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, hiện thông tin này đã được gỡ bỏ.

Liên quan đến vụ việc này, Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên khẳng định, tại bệnh viện chưa có trường hợp nào được xác định dương tính virus corona mới tại Trung Quốc như tin đồn lan truyền trên facebook.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/benh-vien-o-dak-lak-dang-cach-ly-1-benh-nhan-de-xet-nghiem-virus-corona-20200127155038477.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY