Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện vùng bão cho bệnh nhân nhẹ về nhà, sẵn sàng cấp cứu

Các bệnh viện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng từ chiều 27/10 cho người bệnh nhẹ về nhà, sẵn sàng nước, máy phát điện và đội cấp cứu lưu động.

Bão Molave với sức gió hơn cấp 13 đang áp sát bờ biển từ Quảng Nam đến Phú Yên. Gió mạnh, mưa lớn quật đổ nhiều cây cối, bảng hiệu. Hàng chục nghìn người dân phải đi sơ tán từ chiều qua.

Rút kinh nghiệm từ cơn "đại hồng thủy" vừa qua khiến nhiều bệnh viện tại hà tĩnh, quảng bình ngập sâu, các bệnh viện trong vùng có bão đã siết chặt công tác phòng chống lụt bão từ sớm để giảm thiệt hại về người và tài sản.

Nhân viên bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam gia cố cửa số bệnh viện để chống bão, sáng 28/10. ảnh do bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ lương tấn đức, phó giám đốc bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam, cho biết ban phòng chống bão lũ của bệnh viện đã triển khai các phương án điều trị, ăn uống cho người bệnh, ứng cứu bệnh nhân ở xa trước, trong và sau bão.

Từ chiều 27/10, bệnh viện đã bố trí cho bệnh nhân nhẹ trở về nhà. hàng trăm bình nước dung tích 7 lít, 20 lít được chuẩn bị để bệnh nhân còn lại viện uống. dầu cho máy phát điện công suất lớn cũng được dự trữ dùng cho toàn viện. các nguồn điện máy điều hòa, điện hành lang, đèn đường đã được ngắt. máy phát điện được ưu tiên cho các trường hợp cấp cứu, chụp phim, siêu âm, mổ đẻ.

Theo bác sĩ đức, bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam nằm trên đường quốc lộ nên chưa từng bị ngập. tuy nhiên bệnh viện đã có kế hoạch di tản bệnh nhân và thiết bị lên cao nếu mưa lớn ngập lụt. trong trường hợp xảy ra ngập lụt, bệnh viện liên hệ với chính quyền địa phương, công an, quân đội để hỗ trợ di tản bệnh nhân và thiết bị máy móc.

104 y bác sĩ, nhân viên được huy động đang túc trực tại bệnh viện. ban phòng chống thiên tai 16 người, chia làm 3 nhóm bao gồm nhóm hậu cần, nhóm điều trị, nhóm trang thiết bị vật tư y tế. đội cấp cứu ngoại viện có 78 người bao gồm 40 điều dưỡng, 38 bác sĩ. ngoài ra còn tổ chức đội cấp cứu tại chỗ, đội phản ứng nhanh sẵn sàng ứng cứu cho những khu vực khẩn cấp.

"hiện, bệnh viện bố trí bác sĩ trực 24/24, tập trung 100% năng lượng để chống bão. người dân ở xa có thể liên hệ qua đường dây nóng, sẽ có đội y tế ứng cứu kịp thời", bác sĩ đức nhấn mạnh.

Cây xanh trong khuôn viên bệnh viện sản nhi quảng ngãi ngã đổ trong bão, sáng 28/10. gần 1.000 bệnh nhân trong viện được yêu cầu ở yên trong phòng, Thu*c phát tại chỗ. ảnh do bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ nguyễn đình tuyến, giám đốc bệnh viện sản - nhi cho biết, mưa to gió lớn, toàn bộ biển quảng cáo, cây cối ở cổng viện đều bị xô đổ song bệnh viện vẫn an toàn. toàn viện có hơn 2.500 người, trong đó khoảng 1.000 bệnh nhân.

Bệnh nhân được yêu cầu ở yên tại chỗ, không di tản kể cả trong viện, Thu*c được phát tận phòng.

Toàn bộ cửa kính ra vào đều được đóng kín để đảm bảo an toàn. đội phản ứng nhanh cũng sẵn sàng để ứng cứu sản phụ chuyển dạ, mục tiêu 100% sản phụ "mẹ tròn, con vuông".

Hiện, bệnh viện đã mất điện nhưng vẫn có nguồn điện dự phòng. khó khăn nhất là nguồn nước.

"Nguồn nước chúng tôi đang có chỉ có thể cầm cự trong khoảng 6 giờ để phục vụ nhu cầu toàn bệnh viện", bác sĩ Tuyến nhấn mạnh.

gió giật rất mạnh. tiến sĩ, bác sĩ nguyễn hoành cường, giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh bình định, cho biết bệnh viện đã chuẩn bị hoàn tất phương án chống bão lụt. toàn bộ cây xanh cao trên 25 m trong khuôn viên đều được chặt tỉa, đồng thời gia cố cơ sở hạ tầng toàn bệnh viện.

Sáng 28/10, các cửa sổ, cửa ngoài bệnh viện được chằng néo bằng dây thép chắc chắn, khu vực có thấm dột nước đã sửa chữa. tại tầng trệt, các trang thiết bị y tế nằm trong khu vực nguy cơ ngập lụt được di chuyển đến nơi an toàn. Thu*c men, đặc biệt là Thu*c cấp cứu, vật tư y tế và thực phẩm, được bệnh viện dự trù đủ dùng trong ít nhất 7 ngày.

Ngoài ba máy phát điện công suất lớn sẵn có, bệnh viện đã thuê thêm hai máy khác, sử dụng trong trường hợp mất điện cục bộ. do đó, 5 tòa nhà bệnh viện hiện đều có điện. các ca mổ cấp cứu, bệnh nhân thở máy, chạy thận nhân tạo và mạng lưới công nghệ thông tin không bị gián đoạn. riêng phòng cấp cứu, hệ thống máy siêu âm, ct-scan, x-quang đảm bảo hoạt động 24/24 giờ.

Bệnh viện có hơn 1.000 bệnh nhân nặng đang điều trị nội trú. hôm qua, hơn 500 bệnh nhân nhẹ được cho xuất viện để giảm tải áp lực về con người tại bệnh viện.

Khoảng 800-1.000 nhân viên, y bác sĩ luân phiên túc trực tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định. bác sĩ cường cho biết nhân viên ở xa bệnh viện được sắp xếp ở nhà, tránh di chuyển mất an toàn. riêng bộ phận cấp cứu, các khoa bệnh nặng, trực chiến chính.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong gió bão Molave, sáng 28/10. Ảnh do bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ nguyễn như ý, phó giám đốc bệnh viện đa khoa cho biết, bệnh viện ở vị trí cao, tương đối kiên cố nên khả năng ngập lụt khó xảy ra. 812 bệnh nhân vẫn an toàn, không cần di tản.

Gió mạnh, mưa lớn đã làm tốc hai mái che trước cổng viện. điện tại bệnh viện đã bị cúp. một máy phát điện chạy hết công suất được ưu tiên cho phòng mổ và khu hồi sức tích cực, đang có khoảng 20 bệnh nhân thở máy.

Sáng 28/10, trừ hoạt động khám bệnh đã tạm ngưng, mọi công tác điều trị khác vẫn diễn ra bình thường. bộ phận cấp cứu tăng cường nhân lực để trực liên tục. hiện, chưa có trường hợp nào bị thương cho bão lũ cần cấp cứu.

các bệnh viện đang chạy đua thời gian để hạn chế rủi ro thấp nhất khi bão đổ bộ. bệnh viện c đà nẵng huy động 50% nhân lực ở lại viện chống bão và phục vụ bệnh nhân. các ca cấp cứu, xét nghiệm, chụp phim vẫn diễn ra bình thường, đảm bảo công tác điều trị cho người bệnh. bệnh viện đà nẵng sẵn sàng máy phát điện, ưu tiên phục vụ cho phòng phẫu thuật hay khu vực đặc biệt như hồi sức cần máy thở, mổ cấp cứu.

Tại một số khu vực sơ tán dân, trạm y tế xã cũng chuẩn bị các loại Thu*c hạ sốt, huyết áp, đau đầu, bông băng y tế... để kịp xử lý các trường hợp khẩn cấp.

Thùy An - Anh Thư

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-vien-vung-bao-cho-benh-nhan-nhe-ve-nha-san-sang-cap-cuu-4183245.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY