Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bị dao đâm xuyên sọ não

Nam thanh niên 26 tuổi ở TP Hạ Long nhập viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh với con dao quắm găm sâu vùng đầu, chảy nhiều máu.

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hôm 21/10 cấp cứu tại chỗ, chụp X-quang cho thấy vết thương dài khoảng 7 cm, xuyên qua hộp sọ, vỡ xương đỉnh phải, dập não đỉnh phải - tụ máu dưới màng cứng, chảy máu sâu bên trong não...

Bác sĩ đánh giá đây là chấn thương sọ não phức tạp, nguy cơ đe dọa tính mạng, có thể chạm phải nhiều mạch máu gây chảy máu sâu bên trong não và dây thần kinh quan trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao do dị vật găm xuyên sọ.

Kíp cấp cứu phẫu thuật rút dao ra khỏi đầu bệnh nhân, tiến hành cầm máu, lấy bỏ máu tụ sâu bên trong, loại bỏ những mảnh xương găm sâu trong não, rồi vá màng não toàn bộ dưới kính vi phẫu.

Sau 3 giờ phẫu thuật, bệnh nhân tạm thời qua khỏi cơn nguy kịch, tiếp tục chăm sóc đặc biệt tại khoa Hồi sức tích cực.

Hình ảnh chụp x-quang dị vật kim loại găm sâu vùng đỉnh đầu. ảnh: bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, khoa Phẫu thuật Thần kinh – Cột sống, Bệnh viện đa khoa tỉnh, cho biết bệnh nhân chấn thương sọ não rất nặng nề, phức tạp với lưỡi dao sắc nhọn găm sâu và chặt vào trong não. Kíp phải kiểm soát vùng tổn thương trước khi loại bỏ dị vật, sau đó thận trọng rút dao ra khỏi vùng đầu và xử trí tổn thương, sử dụng kháng sinh phòng nguy cơ nhiễm trùng xảy ra sau mổ.

Bác sĩ khuyến cáo trường hợp bị dị vật đâm, không nên cố rút dị vật ra mà nhanh chóng sơ cứu và chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để xử trí kịp thời. nguyên nhân là khi vội rút dị vật ra, bệnh nhân có thể t* vong vì chảy máu ồ ạt. chưa kể, rút dị vật không đúng còn làm mạch máu, thần kinh tổn thương thêm nặng nề, gây khó khăn cho bác sĩ phẫu thuật. rút dị vật chỉ được thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong phẫu thuật thần kinh để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Bệnh nhân được theo dõi tích cực sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bi-dao-dam-xuyen-so-nao-4375554.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY