Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có đáng lo không?

Chứng bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu làm cho cơ thể bà bầu mệt mỏi và gây ra tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng. Vậy nếu có dấu hiệu này thì cần phải làm gì?

1. Những triệu chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bị đầy bụng khó tiêu, mẹ bầu sẽ thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

- bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu. tức phần bụng như có vật gì mắc ở phía trên, bụng luôn có cảm giác như chứa đầy nước, đầy hơi, thường xuyên ợ chua hoặc ợ khan.

- Cảm giác ăn nhanh no, chán ăn thậm chí bỏ bữa. Do dịch tiêu hóa không được tiết ra nên cơ thể không có cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy ngán khi nhìn đồ ăn. Nếu cố gắng nuốt thức ăn chị em sẽ cảm thấy vướng nghẹn vùng cổ họng và đôi khi muốn buồn nôn.

- Một số mẹ bầu có thể bị tiêu chảy, táo bón.

2. Những nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai  

2.1. Do thay đổi hoocmon

Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể mẹ có sự thay đổi cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Trong đó, các chất nội tiết như relaxin và progesterone có tác dụng kéo dãn cơ vùng chậu trong thời gian chuyển dạ, nhưng nó cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng, táo bón.

Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm lại. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hoạt động lâu hơn trong đường ruột phá vỡ thức ăn và tạo thành nhiều khí. Các khí này chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng đầy hơi, ợ nóng ở mẹ bầu.

2.2. Do tử cung lớn hơn

Thông thường, vào tuần thứ 4 của thai kỳ, trứng đã được thụ tinh trú vào niêm mạc tử cung. lúc này, các mạch máu nội mạc tử cung làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi và nhau thai phát triển. điều này làm gia tăng lượng máu đến tử cung, khiến nhịp tim tăng và tử cung to lên. tử cung to sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong vùng chậu, khiến chị em cảm giác bị đầy bụng hơn.

2.3. Táo bón gây đầy bụng

Thai nhi hấp thụ nước trong thức ăn đến ruột khiến phân của mẹ bầu trở nên khô và cứng hơn. Thậm chí, phân tích tụ lâu trong đại tràng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh ra khí. Điều này gây nên chứng đầy hơi, chướng bụng và táo bón cùng các vấn đề tiêu hóa khác ở bà bầu.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đầy bụng khi mang bầu còn do: tăng cân trong thời gian bầu, uống sắt, canxi, thói quen lười vận động ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

*Đầy bụng khi mới mang thai có nguy hiểm không?

Việc bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là triệu chứng bình thường. nó chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Nhưng nếu tình trạng đầy bụng, buồn nôn kéo dài, dù mẹ bầu đã thay đổi chế độ ăn uống vẫn không thể điều trị dứt điểm sẽ khiến mẹ bầu mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn. Lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khi mẹ không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng… Vì vậy, mẹ bầu hãy khắc phục ngay nếu có dấu hiệu đầy hơi, khó chịu ở bụng nhé.

3. Cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai

3.1. Ngủ đúng tư thế

Mẹ bầu nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng đầy hơi, trướng bụng gây ra.

3.2. Tránh xa Thu*c lá

Không cần hút Thu*c mà chỉ cần ngửi khói Thu*c không cũng khiến tình trạng đầy bụng của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. khói Thu*c gây đảo lộn dịch dạ dày, từ đó làm cảm giác đầy bụng càng thêm khó chịu hơn.

3.3. Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa chính quá nhiều và no trong ngày, bầu nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5-6 bữa để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Khi ăn, cố gắng nhai kỹ, từ từ và chậm rãi. Hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.

3.4. Vận động nhẹ nhàng

Bà bầu nên tích cực vận động trong thời gian mang thai với những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga… điều này không chỉ giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng. bên cạnh đó, mẹ bầu cần luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, tránh stress, thức khuya hay sử dụng các chất kích thích. mẹ cũng cần mặc đồ thật rộng rãi, đặc biệt vùng bụng và ngực để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

3.5. Bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày

Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus mỗi ngày giúp mẹ bầu có một hệ tiêu hóa tốt. Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sản sinh nhanh chóng hình thành lớp màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng khỏi các tác nhân gây hại. Chúng còn sản sinh ra hơn 70 loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, Bacillus còn tổng hợp ra nhiều vitamin giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.

3.6. Thay đổi chế độ ăn uống

Khi mang thai, mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm dưới đây:

    Thực phẩm hoặc hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến trướng bụng, ợ hơi.

Thay vào đó, mẹ nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ, có khả năng kích thích tiêu hóa như: 

    Những loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho… có tác dụng cung cấp chất xơ , rất có lợi cho tiêu hóa và nhuận tràng.

4. Cách khắc phục tức thì nếu bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu

4.1. Massage vùng bụng

Đây là biện pháp đơn giản mà hiệu quả cải thiện chướng bụng đầy hơi đi kèm táo bón. Massage vùng bụng là liệu pháp an toàn giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó chịu ở vùng bụng. Lưu ý, khi massage bụng cần nhẹ nhàng để tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Chướng bụng đầy hơi ở bà bầu đi kèm với các dấu hiệu khác như đại tiện ra máu, đi đại tiện khó cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể và có biện pháp điều trị đúng cách, tránh xảy ra những vấn đề nguy hiểm.

4.2. Uống trà ấm

Một tách trà ấm sẽ làm dịu sự cồn cào khiến mẹ bầu khó chịu. Bạn nên sử dụng những loại trà hoa (hoa cúc, hoa hồng...), bởi những loại trà này không chỉ khiến bụng dễ chịu mà còn giúp mẹ bầu thoải mái, ngủ ngon hơn. Tránh uống những loại trà chứa nhiều cafeine như hồng trà, trà xanh...

Nếu bạn có dấu hiệu đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ thì mong rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn xử lý nhanh chóng. đầy bụng khi mang thai là một triệu chứng hoàn toàn bình thường, mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé!

Hồng Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/bi-day-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-co-dang-lo-khong-378031.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/bi-day-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-co-dang-lo-khong-378031.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/bi-day-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-co-dang-lo-khong-378031)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY