Hô hấp hôm nay

Bí quyết giữ cho phổi luôn khỏe mạnh

Bảo vệ phổi có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Sau đây là 11 điều bạn nên làm để giữ cho phổi luôn khỏe mạnh.

1. Không hút Thu*c

Hút Thu*c lá là thói quen dễ dàng gây tổn thương phổi nhất. tiến sĩ edelman thuộc hiệp hội phổi hoa kỳ cho biết hút Thu*c càng nhiều thì nguy cơ bị ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) càng cao. không chỉ hút Thu*c chủ động mà hút Thu*c thụ động cũng gây hại cho phổi.

2. Bảo vệ bầu khí quyển

Tiến sĩ edelman cho biết ô nhiễm không khí không chỉ làm trầm trọng thêm các bệnh như copd và hen mà còn có thể gây Tu vong. vì vậy mọi người hãy hành động để bảo vệ bầu khí quyển thông qua những việc làm đơn giản như giảm sử dụng điện, hạn chế lái xe, không chặt phá cây cối.

3. Tập luyện nhiều hơn

Tập luyện đều đặn đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh phổi mạn tính. nếu bạn lo ngại việc tập luyện ngoài trời lạnh có thể gây ra các triệu chứng hen thì bạn có thể đeo khăn và khẩu trang khi tham gia tập luyện.

4. Thận trọng với ô nhiễm không khí ngoài trời

Những người bị bệnh phổi đặc biệt nhạy cảm với không khí ô nhiễm. vì vậy cần tránh những khu vực không khí ô nhiễm.

Súp lơ là một trong những thực phẩm tốt cho phổi
 5. Cải thiện không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề ngoài trời mà có thể xuất hiện trong nhà. Cơ quan Bảo vệ Môi trường khuyến nghị cần loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm, cải thiện khả năng thông khí và sử dụng thiết bị lọc không khí để ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong nhà.

6. Ăn thực phẩm tốt cho phổi

Có bằng chứng cho thấy thực phẩm giầu chất chống ôxy hóa tốt cho phổi. một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những người ăn nhiều các loại rau họ cải (cải xanh, súp lơ, cải bắp) giảm gần ½ nguy cơ ung thư phổi so với những người ít ăn những loại rau này.

7. Phòng ngừa nguy cơ từ công việc

Có rất nhiều công việc có thể gây ảnh hưởng tới phổi như công việc liên quan đến xây dựng hoặc tạo mẫu tóc. do đó, cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải làm những công việc có thể gây nguy cơ bị bệnh về phổi.

8. Tiêm phòng

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ảnh hưởng nặng nề nếu bạn bị copd hoặc các bệnh phổi khác. cần tiêm vaccin cúm đúng lúc và nếu bạn trên 65 tuổi thì nên tiêm thêm vaccin phế cầu khuẩn.

Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp sau để tránh nhiễm trùng: Rửa tay thường xuyên, tránh đám đông trong thời gian đỉnh điểm của mùa cúm, nghỉ ngơi đủ, ăn uống hợp lý và kiểm soát stress.

9. Lựa chọn các sản phẩm an toàn

Bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách lựa chọn những sản phẩm an toàn, làm việc trong khu vực được thông khí tốt và đeo mặt nạ chống bụi. Ví dụ như lựa chọn các sản phẩm sơn nước thay cho sơn dầu hoặc các sản phẩm tẩy rửa không chứa hóa chất gây hại.

10. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo

Nếu bạn bị ho trong hơn 1 tháng, hoặc cảm thấy khó thở thì hãy đến gặp bác sĩ. Thở khò khè, ho ra máu, hoặc ho có đờm trong hơn 1 tháng là những dấu hiệu cần kiểm tra, và nếu bạn bị đau ngực, đặc biệt tình trạng đau ngực trầm trọng hơn khi hít thở hoặc khi ho thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

11. Kiểm soát bệnh

Nếu bạn bị hen hoặc copd, hãy cố gắng hết sức để kiểm soát tình trạng bệnh. dùng các Thu*c để phòng ngừa bệnh và tránh các tác nhân gây bệnh.

 Theo Liên Mai - An ninh Thủ đô (Health)
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-quyet-giu-cho-phoi-luon-khoe-manh-n8609.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạch đồng nữ tên khác là mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, mấn trắng. Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent. Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá.
  • Mẫu Thuốc Cephalexin 500mg do Trung tâm kiểm nghiệm Trà Vinh lấy mẫu tại Đại lý Thuốc Minh Ngọc, khóm 5, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh thử nghiệm không cho phản ứng định tính hoạt chất Cephalexin.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi... nhưng tùy nguyên nhân mà tính chất ho và đặc điểm bệnh lý khác nhau.
  • SKĐS -Thời tiết lạnh là dịp thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển, trong đó triệu chứng gây ho ở trẻ em là phổ biến. Giải pháp nào để phòng tránh?
  • Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô...
  • Nếu như kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn thì sulfamid chỉ có tác dụng kìm khuẩn và được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Mục đích dùng cotrimoxazol là để dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội (NTCH) như PCP (viêm phổi do Pneumocystis), viêm não do Toxoplasma, phòng tiêu chảy, viêm đường hô hấp do một số vi khuẩn gây ra ở người có HIV, đặc biệt là trẻ em...
  • Thuốc giãn phế quản được dùng trong hai rối loạn hô hấp là hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuy nhiên, cần phải sử dụng thận trọng nhóm Thuốc này…
  • Chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất là yếu tố góp phần giúp giữ bình tĩnh, giảm bớt và chế ngự stress
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY