Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazol

Mục đích dùng cotrimoxazol là để dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội (NTCH) như PCP (viêm phổi do Pneumocystis), viêm não do Toxoplasma, phòng tiêu chảy, viêm đường hô hấp do một số vi khuẩn gây ra ở người có HIV, đặc biệt là trẻ em...
Mục đích dùng cotrimoxazol là để dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội (NTCH) như PCP (viêm phổi do Pneumocystis), viêm não do Toxoplasma, phòng tiêu chảy, viêm đường hô hấp do một số vi khuẩn gây ra ở người có HIV, đặc biệt là trẻ em...

Dùng khi nào?

Đối với trẻ phơi nhiễm HIV, chỉ định dự phòng cotrimoxazol cho trẻ từ tuần tuổi thứ 4-6 sau khi sinh và duy trì đến khi loại trừ nhiễm HIV.

Đối với trẻ khẳng định nhiễm HIV, dưới 24 tháng tuổi, chỉ định điều trị dự phòng cotrimoxazol cho tất cả trẻ nhiễm HIV. Từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi, dùng cotrimoxazol ở giai đoạn lâm sàng 2 - 3 và 4 không phụ thuộc vào tế bào TCD4 hoặc % TCD4 < 25% hoặc số lượng TCD4 nhỏ hơn hoặc bằng 750 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng. Từ 60 tháng tuổi trở lên, có xét nghiệm TCD4 dùng cotrimoxazol giai đoạn lâm sàng 3 - 4 không phụ thuộc số lượng tế bào TCD4 hoặc TCD4 nhỏ hơn hoặc bằng 350 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng. Nếu không xét nghiệm TCD4 dùng cotrimoxazol ở giai đoạn lâm sàng 2 - 3 - 4.

Cotrimoxazole là Thu*c gồm hai thành phần: trimethoprim (TMP) và sulfamethoxazole (SMX). Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều điều trị dự phòng là 5mg/kg/ngày tính theo TMP, uống 1 lần trong ngày...

Trường hợp bị dị ứng với cotrimoxazol, có thể dùng Thu*c dapson để thay thế với liều 2mg/kg/ngày, uống hàng ngày hoặc liều 4mg/kg/lần, uống 1 lần/tuần. Dapson tác dụng kém hơn cotrimoxazol trong phòng PCP và không dự phòng được viêm não do Toxoplasma.

Khi nào ngừng điều trị dự phòng?

Ngừng điều trị dự phòng khi trẻ đã được điều trị ARV và trong 6 tháng liên tục có số lượng tế bào CD4 trên 25% đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi và trên 200 tế bào đối với trẻ trên 5 tuổi. Tái điều trị dự phòng khi số lượng tế bào CD4 giảm đến tiêu chuẩn cần được điều trị dự phòng của lứa tuổi.

Cần lưu ý

Không được dùng Thu*c này trong trường hợp dị ứng với nhóm sulfamid (cotrimoxazol). Khi dự phòng các nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazol, trẻ có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn do Thu*c gây ra như nôn, buồn nôn, phát ban xảy ra trong 1 - 2 tuần đầu điều trị hoặc các tác dụng phụ nặng hơn như thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, phát ban, ngộ độc gan... Vì vậy, cần tư vấn cho người chăm sóc và trẻ về các tác dụng phụ này, cách xử trí và cần đến khám tại các cơ sở y tế khi nghi ngờ có tác dụng phụ nặng.

Đối với các trường hợp phát ban do cotrimoxazol:

Mức độ 1 (nhẹ) với triệu chứng ban đỏ và mức độ 2 (trung bình) với triệu chứng ban sần lan tỏa, tróc vẩy khô: tiếp tục điều trị dự phòng bằng cotrimoxazol, theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Điều trị triệu chứng và kháng histamin.

Ở mức độ 3 (nặng) với triệu chứng ban phỏng nước, loét niêm mạc và mức độ 4 (rất nặng) với biểu hiện viêm da tróc vẩy, hội chứng Steven Johnson hoặc hồng ban đa dạng, bong da ướt: cần nhập viện điều trị hỗ trợ và ngừng vĩnh viễn sử dụng cotrimoxazole.

BS. Nguyễn Bích Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-ngua-nhiem-trung-co-hoi-bang-cotrimoxazol-14084.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Viêm não B ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do virut gây nên, hay xuất hiện về mùa hè; là một bệnh cấp, phát bệnh và chuyển biến rất nhanh chóng, cần điều trị kịp thời để tránh Tu vong và tránh di chứng.
  • Tôi 29 tuổi, lập gia đình được 2 năm. Tôi đã khám ở một phòng khám tư nhân và kết quả là tinh trùng ít, số lượng di động chỉ 1%, dị dạng và bất động 90%.
  • Sau mắc quai bị, Tuấn thấy tinh hoàn teo nhỏ nhưng ngại không đi khám. Nửa năm sau chuẩn bị cưới, Tuấn đi làm xét nghiệm mới biết mình không có tinh trùng.
  • Chồng tôi bị nhiễm HIV nhưng sức khỏe vẫn tốt. Vợ chồng tôi muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có được không? - (Xuân).
  • (Mangyte) - Nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, tỷ lệ lây nhiễm HIV chỉ còn 3%.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY