Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bị thiếu máu cơ tim điều trị thế nào?

Mẹ con bị thiếu máu ở tim và hở van 2 lá - 3. Vậy mẹ con có sao không, điều trị thế nào?

Thưa bác sĩ,

Mẹ con năm nay 50 tuổi, mới nhập viện do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sau đó, BS nghi bị thiếu máu ở tim nên bắt xét nghiệm đủ thứ và cuối cùng kết luận mẹ con bị thiếu máu ở tim và hở van 2 lá - 3. Vậy mẹ con có sao không?

Bác sĩ nói nếu có điều kiện thì truyền máu sẽ tốt hơn. Như vậy mẹ con cần phải điều trị ra sao và cần làm gì để khỏe mạnh, kiêng những gì? Điều trị vậy có khỏi bệnh không? Mong BS cho lời khuyên! (Thanh Ngọc – daniela...@yahoo.com)

Trả lời:

Chào Thanh Ngọc,

1. Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thường là bệnh cấp tính ở đường tiêu hoá, bệnh thường gặp và sẽ khỏi.

2. Thiếu máu cơ tim hay còn gọi là “bệnh tim cục bộ”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở người lớn tuổi do suy động mạch vành, động mạch đưa máu đến nuôi cơ tim làm cho máu đến nuôi cơ tim ở một vùng nào đó không đủ nên gọi là bệnh tim cục bộ.

Bệnh có thể diễn tiến mạn tính (cơn đau thắt ngực ổn định thường gặp nhất) hay cấp tính (cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cấp).

Nguyên nhân của bệnh tim cục bộ thường gặp nhất là do mảng xơ vữa làm nghẽn động mạch vành.

Điều trị, cần:

1. Thay đổi lối sống

- Chế độ ăn : cữ dầu mỡ, ăn lạt nếu có kèm tăng HA.

- Không hút Thu*c lá.

- Uống rượu: Vừa phải, không quá 720ml bia (hoặc 200ml rượu vang, 40ml rượu mạnh) mỗi ngày

- Vận động thể lực hàng ngày.

- Tránh stress.

- Không để dư cân : cân nặng giữ sao cho mức BMI < 25 kg/m2.

2. Dùng Thu*c tăng cung cấp máu cho và kiểm soát các yếu tố nguy mạch (theo toa bác sĩ chuyên khoa tim mạch)

3. Tái thông mạch vành bằng can thiệp thủ thuật ( đặt giá đở thông mạch máu) hoặc mổ (bắt cầu mạch máu).

Mẹ con được chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm mà không có biểu hiện triệu chứng gây ảnh hưởng sức khỏe (như đau thắt ngực, khó thở…), có thể là bệnh nhẹ cần điều trị đúng thì hạn chế bệnh diễn tiến nặng (như nhồi máu cơ tim) bệnh sẽ ổn.

Ở người bình thường lớn tuổi cũng có thể van tim hở nhẹ mà không ảnh đến sức khỏe.

Con nên cho mẹ con đến các cở sở y tế có phòng khám chuyên khoa tim mạch khám và làm các xét nghiệm cần thiết (như: đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiêm mỡ trong máu…) để đánh giá lại bệnh tim cục bộ, bệnh lý van tim và các yếu tố làm bệnh tim không ổn định, tiến triển xấu (còn gọi là yếu tố nguy cơ) để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, đúng và toàn diện, bệnh sẽ ổn.

Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp và Thu*c điều trị bệnh tim mạch rất hiệu quả.

Chúc con may mắn!BS-CK2 Phạm Văn Mỹ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-thieu-mau-co-tim-dieu-tri-the-nao-n174893.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY