Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bị Tim bẩm sinh, liệu có con được không?

Chào BS, em gái tôi năm nay 25 tuổi, được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh chưa điều trị gì. Xin hỏi BS, em gái tôi muốn lấy chồng và có con được không?
Hình minh họa

Chào bạn,

Được làm vợ và làm mẹ và có một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên khi không may bị bệnh tim bẩm sinh, liệu người phụ nữ có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ được không?

Câu trả lời là “có thể”. Để có câu trả lời chính xác phải dựa vào loại bệnh tim bẩm sinh mà bạn mắc phải.

Nếu tổn thương đơn giản, bệnh nhân không có triệu chứng biểu hiện gì thì hoàn toàn CÓ thể mang thai. Còn nếu tổn thương nặng, phức tạp với những biểu hiện bệnh nặng nề thì câu trả lời là KHÔNG, ví dụ như những bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi, hội chứng Eisenmenger’s, tim bẩm sinh có tím, …

Khi mang thai, cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều cụ thể là: cung lượng tim tăng khá sớm và tăng cực đại là 50% trong quý 2 của thai kỳ, nhịp tim tăng 10-20% chính vì vậy làm cho quả tim của bạn phải làm việc nhiều hơn.

Những nguy cơ có thể gặp phải khi mang thai đối với những bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh là: rối loạn nhịp tim, huyết khối, tai biến mạch não, suy tim, phù phổi cấp, mất máu sau đẻ, các Thu*c đang dùng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đứa trẻ cũng có thể bị suy dinh dưỡng, bị tim bẩm sinh do di truyền hoặc do tình trạng thiếu oxy trong máu của mẹ hoặc tình trạng giảm lượng máu tới thai do tình trạng suy tim của mẹ.

Chính vì vậy trước khi quyết định mang thai, bạn nhất thiết phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để bác sĩ cân nhắc và đưa ra quyết định bạn có thể mang thai được không và những nguy cơ bạn có thể gặp phải khi mang thai là gì, những nguy cơ đối với tình trạng thai là gì.

Từ đó quyết định có thể mang thai được hay không sẽ được đưa ra dựa trên hiểu biết đầy đủ cũng như trao đổi cặn kẽ giữa bác sĩ và bạn.

Cuối cùng chúc bạn “mẹ tròn, con vuông”.

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-tim-bam-sinh-lieu-co-con-duoc-khong-n186636.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và thường gây ra viêm thực quản nếu không được điều trị.
  • Kỹ thuật nội soi dạ dày theo cách đánh giá mới phối hợp kỹ thuật tạo hình mới “phân giải bề mặt và nhuộm màu kỹ thuật số” đã phát hiện được các trường hợp teo niêm mạc dạ dày.
  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Thân chào Mangyte, Hiện nay có rất nhiều người bị ung thư nhưng khi phát hiện thì đã muộn, không còn cơ hội chữa trị, điều này làm tôi khá lo lắng, liệu tôi và gia đình có thể trở thành nạn nhân của ung thư hay không? Tôi muốn hỏi Mangyte xem có cách nào giúp phát hiện sớm ung thư không? Tôi muốn giúp gia đình mình kiểm tra sớm để còn mong có cơ hội để chữa trị trước khi quá muộn. Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte, tôi chân thành cảm ơn.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY