Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Bị viêm họng hạt nên uống Thuốc gì nhanh khỏi ?

Thuốc kháng sinh, giảm đau,...là các loại Thuốc điều trị viêm họng hạt phổ biến. Để lựa chọn được loại Thuốc phù hợp, cần xem xét mức độ của các triệu chứng

sử dụng Thuốc là phương pháp chính trong quá trình điều trị viêm họng hạt. nhằm giúp bệnh tình chuyển biến tích cực, cần xem xét mức độ triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn loại Thuốc phù hợp.

Bị viêm họng hạt nên uống Thuốc gì?

Viêm họng hạt là một dạng tiến triển của bệnh viêm họng. Tình trạng này xuất hiện khi niêm mạc hầu họng bị nhiễm trùng trong thời gian dài khiến các hạt lympho sưng lên, tạo thành các hạt có màu đỏ ở cuống họng.

Viêm họng hạt không gây ra các triệu chứng nặng nề như viêm họng có mủ. tuy nhiên nếu không sử dụng Thuốc và điều trị kịp thời, các biến chứng như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, áp xe cổ họng,… có thể xảy ra.

Do đó khi triệu chứng của bệnh mới bùng phát, bạn nên sử dụng Thuốc sớm để kịp thời ức chế vi khuẩn gây bệnh. dưới đây là những loại Thuốc phổ biến được dùng để điều trị bệnh viêm họng hạt:

1. Thuốc kháng sinh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm họng là do vi khuẩn (tụ cầu khuẩn, liên tụ cầu và phế cầu). vì vậy để giảm tình trạng nhiễm trùng ở hầu họng, cần sử dụng kháng sinh liên tục trong 7 – 10 ngày để kìm hãm hoạt động của các khuẩn gây bệnh.

Amoxicillin

Amoxicillin được sử dụng để điều trị viêm họng hạt do tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và h. influenza gây ra.

Loại kháng sinh này gây ức chế quá trình sinh tổng hợp mucopetid của thành tế bào nhằm tiêu diệt các khuẩn gây bệnh.

Liều dùng thông thường của Thuốc: Dùng 250 – 500mg/ lần, mỗi liều cách nhau 8 giờ.

Khi sử dụng Thuốc cho trẻ nhỏ, cần trao đổi với bác sĩ để biết liều dùng cụ thể. Điều trị bằng Amoxicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngoại ban, ỉa chảy, buồn nôn, nôn mửa,…

Penicillin G

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt không thể uống Thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng penicillin g (kháng sinh ở dạng tiêm bắp). penicillin rất nhạy cảm với streptococcus nhóm a – vi khuẩn phổ biến gây viêm họng và các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Trong điều trị viêm họng hạt, penicillin g chỉ được tiêm 1 liều duy nhất với liều: 25.000 – 50.000 đơn vị/ kg, tối đa: 1.200.000 đơn vị.

Khi tiêm bắp Thuốc Penicllin G, bạn có thể gặp phải tình trạng ngoại ban và viêm tĩnh mạch huyết khối ở vị trí tiêm.

Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn. Thuốc nhạy cảm với nhóm khuẩn Streptococcus gây ra nhiễm trùng đường hô hấp.

Erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin.

Tuy nhiên không sử dụng loại kháng sinh này cho những người có rối loạn về gan, tiền sử bị điếc, loạn nhịp hoặc nhịp tim chậm, tim thiếu máu cục bộ, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, khoảng Q-T kéo dài hoặc người có rối loạn điện giải.

Tương tự như các loại kháng sinh khác, Erythromycin có thể gây ngoại ban, nôn mửa, đau bụng và ỉa chảy khi sử dụng.

Roxithromycin

Roxithromycin là kháng sinh nhóm macrolide có phổ kháng khuẩn rộng. Loại Thuốc này nhạy cảm với cả vi khuẩn gram âm và gram dương (bao gồm: Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus,…). Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp bị dị ứng với kháng sinh penicillin.

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm họng hạt: Dùng 150mg/ 2 lần/ ngày trước khi ăn.

Trao đổi với bác sĩ để biết dạng bào chế và liều lượng thích hợp cho trẻ nhỏ. Không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi sử dụng Thuốc dạng viên uống.

2. Thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng

Kháng sinh là loại Thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm họng hạt. bên cạnh việc dùng kháng sinh, bác sĩ có thể kê toa Thuốc làm loãng đờm, Thuốc giảm đau và hạ sốt để cải thiện triệu chứng do viêm họng hạt gây ra.

Acid Chymotrypsin

Acid chymotrypsin có tác dụng loàng loãng dịch tiết ở đường hô hấp. với những bệnh nhân bị viêm họng hạt có kèm triệu chứng nhiều đờm, bác sĩ sẽ kê toa loại Thuốc này để làm loãng đờm và tăng cường dẫn lưu.

Liều dùng thông thường: Dùng 4.2mg/ 3 lần/ ngày.

Tuy nhiên không nên sử dụng loại Thuốc này cho bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin, tắc nghẽn phổi mãn tính, hội chứng thận hư,…

Acetaminophen

Trong trường hợp bệnh nhân viêm họng hạt bị sốt và đau nhức cơ thể, bác sĩ có thể kê toa các chế phẩm chứa paracetamol (hapacol, acetaminophen 500mg,…). hoạt chất này có tác dụng hạ thân nhiệt và cải thiện những cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình.

Tuy nhiên Paracetamol không phù hợp với những người bị suy gan nặng, nghiện rượu hoặc người thiếu hụt men G6PD.

Diclofenac

Diclofenac thuộc nhóm Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm Thuốc này có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm và giảm đau. Diclofenac được sử dụng khi triệu chứng đáp ứng kém với Paracetamol.

Tuy nhiên NSAID nói chung và Diclofenac nói riêng có thể gây chảy máu kéo dài do hoạt động ức chế prostaglandin. Vì vậy cần tránh dùng nhóm Thuốc này cho bệnh nhân có các rối loạn đông máu, viêm loét dạ dày tiến triển và người có tiến sử xuất huyết đường tiêu hóa.

Những lưu ý khi sử dụng Thuốc điều trị viêm họng hạt

Bệnh viêm họng hạt có thể được kiểm soát nếu dùng Thuốc đúng cách. ngược lại nếu không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng những loại Thuốc này.

Để đảm bảo tác dụng điều trị và hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

    Khi sử dụng kháng sinh, cần duy trì việc uống Thuốc đều đặn trong 7 – 10 ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hạn chế tối đa tình trạng quên dùng Thuốc vì có thể làm phát triển các chủng vi khuẩn không nhạy cảm.

Bên cạnh việc dùng Thuốc, bệnh nhân viêm họng hạt cần kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-viem-hong-hat-nen-uong-thuoc-gi)

Tin cùng nội dung

  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Con tôi năm nay 4 tuổi, từ nhỏ cháu đã hay bị táo bón, vài ngày mới đi ngoài một lần.
  • Gần đây em có triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, bụng đau âm ỉ, căng trướng. Em đi khám, BS chẩn đoán bị viêm ruột cấp nhưng uống Thuốc không thấy thay đổi...
  • Em đi nội soi dạ dày, bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày và có u lành của thực quản. BS có cho Thuốc uống, giờ em ăn không có cảm giác ngon gì hết.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY