Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh lý trong thời gian thai kỳ.

phụ nữ mang thai mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi – nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. vì vậy cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý cho sản phụ.

Zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Zona thần kinh phát sinh do virus varicella zoster tái hoạt động khiến da bị nhiễm trùng cấp tính. tổn thương da do bệnh lý này gây ra thường khu trú dọc theo các dây thần kinh trong cơ thể.

Zona thần kinh có phạm vi ảnh hưởng thấp, chủ yếu tập trung ở bên ngoài da và hầu hết đều không để lại những biến chứng nguy hiểm. tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có xu hướng tăng lên đáng kể nếu bệnh lý này phát sinh trong thời kỳ mang thai.

Virus varicella zoster có thể xâm nhập vào bào thai và ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện tế bào thần kinh của thai nhi. nếu sản phụ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có thể bị dị tật hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe bẩm sinh.

Zona thần kinh phát sinh từ tháng thứ 6 thai kỳ trở đi có mức độ ảnh hưởng thấp hơn và hiếm khi gây ra các tác động nghiêm trọng.

Tuy nhiên nếu virus này bùng phát mạnh và gây bệnh thủy đậu, mức độ tổn thương đối với thai nhi là rất cao. chính vì vậy, sản phụ cần có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa những vấn đề tiêu cực trong thời gian mang thai.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh trong thời gian mang thai

Zona thần kinh ít khi xuất hiện ở sản phụ. tuy nhiên bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh lý này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh trong thời gian mang thai:

    Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona hay thủy đậu, vì virus gây bệnh có khả năng lây lan nhanh qua tiếp xúc vật lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế đến những nơi công cộng như bệnh viện, bến xe,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-zona-than-kinh-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong)

Tin cùng nội dung

  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY