Bạn nên biết hôm nay

Biến chứng sau cắt túi mật

Tôi đi siêu âm, kết quả có nhiều khối echo dày, khối lớn kích thước 5x4mm, kết luận đa polyp túi mật. Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên phẫu thuật không và nếu mổ cắt túi mật có biến chứng gì nghiêm trọng không?
Tôi đi siêu âm, kết quả có nhiều khối echo dày, khối lớn kích thước 5x4mm, kết luận đa polyp túi mật. Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên phẫu thuật không và nếu mổ cắt túi mật có biến chứng gì nghiêm trọng không?

Võ Thị Sa (htxnhonkhanh@gmail.com)

Theo thống kê, có tới 92% polyp túi mật là lành tính nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm chung sống hòa bình. Tuy nhiên, cũng có khoảng 6-7% các trường hợp bệnh nhân polyp túi mật có triệu chứng giống sỏi túi mật là đau hạ sườn phải hoặc trên rốn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ăn uống chậm tiêu. Một số khác có thể gặp biến chứng ác tính như viêm túi mật, tắc mật... Về điều trị thông thường, polyp túi mật kích thước nhỏ dưới 10mm thì không cần phẫu thuật, tuy nhiên cần định kỳ 3-6 tháng khám theo dõi nếu thấy polyp to nhanh (gấp đôi so với lần khám trước) hoặc chân lan rộng, hình thể không đều hoặc có triệu chứng lâm sàng như đau, sốt nhiều lần thì mới cần điều trị cắt bỏ túi mật.

Theo thư bạn viết, bạn bị đa (nhiều) polyp, khối lớn có kích thước 5x4mm, nếu có kèm theo triệu chứng lâm sàng như đã nói trên thì nên mổ sớm. Hiện nay mổ cắt túi mật bằng phương pháp nội soi nên không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi phẫu thuật. Tuy nhiên, dù mổ bằng phương pháp nào thì vẫn có thể gặp một số biến chứng về tiêu hóa. Như chúng ta đã biết, túi mật là kho dự trữ mật để đổ vào ruột khi ta ăn, sau khi không còn túi mật, dịch mật do gan liên tục sản xuất (cả ngày đêm) sẽ đổ thẳng vào ruột gây ra một số phiền toái, bao gồm: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu... Trong đó, tiêu chảy là biến chứng tiêu hóa thường gặp. Do vậy, người bệnh sau khi cắt bỏ túi mật cần điều chỉnh chế độ ăn như ăn ít chất béo, tăng chất xơ từ rau củ, quả, chia nhỏ bữa ăn...

BS. Trần Kim Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bien-chung-sau-cat-tui-mat-20848.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY