Bỉm là một trong số những đồ dùng không thể thiếu đối với bất kì bà mẹ nuôi con nhỏ nào. những chiếc bỉm xinh xắn sẽ đồng hành cùng các mẹ trên hành trình nuôi dạy con từ khoảng 1 đến 3 năm, trước khi các bé có thể tự đi vệ sinh.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại bỉm là bỉm vải và bỉm giấy (hay còn gọi là bỉm dùng 1 lần). Mỗi loại bỉm đều có công dụng và tính hữu ích riêng. Một vài năm trở lại đây, xu hướng dùng bỉm vải cho con bỗng nhiên hot trở lại.
Có thể kể đến một trong những hot mom nổi tiếng cho con dùng bỉm vải đó là rapper Suboi. Có nhiều lý do để bà mẹ 1 con nói không với bỉm, tã giấy dùng một lần.
Suboi dùng bỉm vải cho con của mình.
Bà mẹ trẻ nói không với bỉm giấy.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến từ những bà mẹ phương Tây cho đến một số chị em tại Việt Nam cũng trung thành với loại bỉm vải này. Một số người còn dùng bỉm vải cho con lấy cảm hứng từ nữ rapper Suboi. Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa một trong hai loại bỉm vải và bỉm giấy vẫn còn là câu hỏi chưa có đáp án chung. Vậy có điều gì mà khiến các mẹ phải băn khoăn đến vậy?
Nhưng về độ tiện lợi cho mẹ và thoải mái cho bé thì sao?
Bỉm vải có hình dáng giống hệt bỉm một lần quen thuộc. Tuy nhiên, vì là đồ dùng lâu dài, tã vải có thiết kế "kiên cố" hơn để có thể giặt đi giặt lại. Lớp bên trong thường là cotton, lớp ngoài được tráng cao su hoặc chất chống thấm. Tã vải cũng sở hữu những chi tiết đảm bảo công năng, như phần chun ôm lấy thân hình bé để chống tràn, các nút bấm ở hông để tã linh hoạt vừa vặn với bé trong thời gian dài.
Với những gia đình chú trọng lối sống xanh, thân thiện môi trường là điểm cộng rất lớn cho tã vải. Tã, bỉm dùng một lần tốn một lượng lớn giấy và các phụ gia sản xuất. Sử dụng tã vải có thể tiết kiệm gấp 3 lượng giấy, nylon và rác thải ra môi trường, bảo vệ hàng trăm cây xanh và năng lượng sản xuất.
Cách dùng tã vải khá giống với tã truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt đến từ khâu vệ sinh. Trong trường hợp tã dính chất thải, phân của trẻ, bố mẹ cần chú ý dội sạch tã rồi mới giặt. Việc giặt tã nên được thực hiện hằng ngày và phơi khô ở nơi có nắng để diệt khuẩn. Mẹ cũng cần lựa chọn loại xà phòng phù hợp để làm sạch tốt, thân thiện với da trẻ và hạn chế làm xơ sợi vải của tã, ảnh hưởng khả năng thấm hút hoặc kích ứng da trẻ. Nếu vết bẩn cứng đầu, bạn nên ngâm tã trong xà phòng 4-6 tiếng và ngâm chất làm sạch hoặc nước nóng định kỳ để diệt khuẩn.
Bên cạnh đó, thiết kế cồng kềnh khiến các chi tiết công năng thông minh như đai chun ôm sát chân không hoàn hảo bằng tã thường nên mẹ cần chút thời gian làm quen. Khả năng thấm hút, khô ráo, không hăm của tã vải được cải thiện đáng kể nhưng vẫn thua tã truyền thống, bởi tã một lần thường có các hạt siêu hút, tốc độ hút và giữ chất ẩm tốt hơn.
Tiết kiệm chính là lý do từng khiến tã vải từng được nhiều mẹ tìm mua. Với tã vải, chi phí đầu tư ban đầu cho một chiếc tã có thể tới hơn 100.000 đồng - 500.000 đồng/chiếc hoặc hơn, mỗi em bé cần khoảng 10 cái, nhưng lại dùng đi dùng lại được nhiều tháng, thậm chí cả vài năm. Theo kinh nghiệm sử dụng thực tế của một số mẹ, sau 2 năm sử dụng, nếu không tính chi phí giặt giũ thì bỉm vải tiết kiệm hơn 7,5 lần so với bỉm giấy.
Được cái này, mất cái kia. Bỉm giấy tiện thật đấy nhưng hơi "đau ví" cho mẹ đó nha!
Bỉm giấy lại là lựa chọn tối ưu cho những mẹ chăm con toàn thời gian. Không cần giặt giũ, phơi phóng, sau mỗi lần sử dụng là mẹ có thể gói gọn lại rồi vứt đi. Cách này giúp cuộc sống bỉm sữa của các mẹ trở nên nhàn nhã hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó thì bỉm giấy có khá nhiều thiết kế đa dạng phù hợp cho lứa tuổi của bé, ví dụ như bỉm dán hay bỉm quần, nhiều size và có cả loại bỉm phân theo giới tính. Hầu hết các loại bỉm hiện nay đều có thể dễ dàng phát hiện khi bỉm đã đầy bằng đường kẻ phía dưới đáy bỉm, điều mà bỉm vải không thể thấy, từ đó tiện lợi hơn cho mẹ trong việc áng chừng thời gian thay tã cho con.
Bỉm giấy thấm hút khá tốt, có mùi thơm nhẹ dễ chịu, có vách ngăn giúp hạn chế tối đa tình trạng tràn nước ra ngoài. Bé có thể thoải mái vấn động mà không lo dù là ngày hay đêm.
Tuy nhiên, tiện lợi là vậy nhưng bỉm giấy cũng có những nhược điểm riêng. Tã, bỉm dùng một lần tốn một lượng lớn giấy và các phụ gia sản xuất. Không chỉ vậy, theo thống kê cho thấy, từ khi sinh ra đến lúc một đứa trẻ biết cách tự đi vệ sinh sẽ sử dụng khoảng 6.100 tã giấy, do đó lượng giấy, nylon và rác thải ra môi trường cũng rất nhiều.
Mỗi năm có khoảng 18 tỷ tã giấy được thải ra môi trường. Để sản xuất ra số tã giấy trên phải tốn hàng ngàn tấn bột giấy và nhựa. Sau vài giờ sử dụng, tã giấy được thải ra môi trường phải mất đến 500 năm sau nó mới được phân hủy. Số lượng rác thải tã giấy bị chôn vùi dưới lòng đất không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vệ sinh môi trường mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí.
Ngoài ra, vấn đề kinh tế cũng khiến các mẹ cân nhắc trong việc chọn bỉm giấy. Theo kinh nghiệm, một em bé dùng bỉm toàn thời gian có thể ngốn tới 1-2 triệu đồng/tháng.
Mỗi loại bỉm đều có những ưu/ nhược điểm riêng. Tùy vào điều kiện kinh tế, nhu cầu cũng như sở thích mà mỗi mẹ lại có cho mình một lựa chọn phù hợp nhất với bé. Nếu còn băn khoăn thì các mẹ hãy thử sử dụng cả 2 loại bỉm này rồi đưa ra quyết định nhé!
và các mẹ ơi, chúng tôi - afamily.vn và afamilyst đã sẵn sàng trở thành một địa chỉ tin cậy để bạn gửi gắm niềm tin, chia sẻ tâm sự trên hành trình làm mẹ và chăm sóc gia đình nhỏ rồi đây! đừng quên truy cập afamily.vn, cũng như afamilyst.vn mỗi ngày để không bỏ lỡ những chương trình hấp dẫn từ afamilyst nhé!