Tâm lý hôm nay

Bộ ảnh bóc trần những sự thật trần trụi phía sau hội chứng trầm cảm

Căn bệnh trầm cảm không còn là một điều gì quá mới mẻ, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại khi áp lực công việc, cuộc sống, gia đình ngày càng đè nặng lên mỗi người.

Gần cả cuộc đời mình, nhiếp ảnh gia người Mỹ Katie Joy Crawford đã phải vật lộn với chứng bệnh trầm cảm. Cô hiểu rõ hơn ai hết, cuộc sống với hội chứng trầm cảm đầy đau khổ và ngập ngụa nỗi chán chường, thất vọng về bản thân. Đâu đó họ luôn có cảm giác mọi thứ như một màn đêm đen kịt.

"Những mối lo toan thường trực cản bước họ khám phá thế giới, dập tắt đi những ước mơ tìm hiểu cuộc sống và khiến họ chẳng có niềm tin vào một tương lai tươi sáng", Katie chia sẻ về dự án của mình: "My Anxious Heart" (tạm dịch: trái tim lo âu).

Sự giam cầm tâm trí. Tôi càng nghĩ nhiều, mọi thứ càng rối ren. Nhưng kể cả khi tôi nghĩ ít, cũng chẳng có gì khá hơn. Thở, chỉ biết thở. Rồi tâm trí sẽ trôi dạt tới nơi nào đó...

"Trầm cảm không bao giờ xuất hiện một mình mà luôn đi cùng những thứ như tuyệt vọng, lo lắng. Nó sẽ tìm đến khi bạn vui vẻ nhất, hay cô đơn trong tâm trí. Nó lặng lẽ, trầm mặc, nó sẽ gợi nhắc tới quá khứ và những thất bại của bản thân bạn và thêu dệt nên tương lai u tối".

"Kể câu chuyện và những trải nghiệm của bản thân, tôi hy vọng có thể mang đến cho mọi người những cái nhìn thực tế về hội chứng trầm cảm. Suốt hành trình của mình, tôi đã trưởng thành và nhận ra rằng, kể lại nỗi đau của mình bằng ngôn ngữ hình ảnh khiến tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi hy vọng rằng mọi người cũng sẽ cảm thấy điều tương tự".

Dù tôi có cưỡng lại như nào, nó sẽ luôn ở đó; sự chán chường, che phủ lấy tôi, đánh gục tôi. Mỗi ngày, tôi đều phải chiến đấu với nó. Nó ở đó khi tôi thức dậy và nắm chặt tôi trong mỗi giấc ngủ. Nó khiến tôi câm lặng và không thở được.

Họ nói tôi cứ thở đi. Tôi cảm thấy ngực mình đang phập phồng, lên xuống, lên xuống... Nhưng sao tôi cảm thấy khó thở như đang bị bóp cổ vậy? Tôi đặt tay dưới mũi để chắc chắn là có không khí. Tôi vẫn không thở được.

Một cốc nước thì không nặng. Bạn chẳng thấy có vấn đề gì khi cầm nó lên cả. Nhưng nếu bạn không thể đổ nó đi hay đặt nó xuống; sẽ ra sao nếu bạn phải cầm nó cả ngày? Cả tháng hay cả năm?. Nó chẳng nặng lên, nhưng áp lực thì nhiều lên. Tại một khoảnh khắc nào đó, bạn không nhớ nó từng nhẹ như thế nào. Đôi khi, bạn phải giả vờ rằng nó không ở đây. Đôi khi, bạn chỉ có thể để nó rơi.

Tôi sợ ngủ. Tôi sợ cảm giác hoảng sợ trong bóng đêm. Thực ra, bóng đêm hoàn toàn không đáng sợ. Một chút ánh sáng le lói mới kinh hoàng khi nó rọi chiếu cái bóng lờ mờ của chính bạn.

Cảm giác trống rỗng. Mâu thuẫn làm sao. Bạn có thực sự cảm thấy trống rỗng hay không? Hay đó là việc mất đi cảm giác? Có phải tôi đã quên đi trống rỗng là gì và cho rằng nó là một cảm xúc thường trực?

Đầu tôi chứa đầy khí heli. Sự tập trung chẳng còn. Đưa ra quyết định nhỏ làm sao, một câu hỏi trả lời mới đơn giản làm sao... nhưng tôi cũng không làm được. Giống như kiểu có vòng xoay đang lởn vởn trong đầu tôi.

Bạn được tạo ra cho tôi và bởi tôi. Bạn được tạo ra cho sự cô độc của tôi. Bạn được tạo ra từ cơ chế phản vệ có độc. Bạn được tạo ra từ sự sợ hãi và dối trá, sợ những lời hứa không được thực hiện hay mất đi niềm tin. Bạn đã khiến cả cuộc đời tôi trở nên chai lì.

Những vết cắt quá sâu chẳng thể lành được. Nỗi đau thật khiến tôi không chịu được. Những vết cắt, vết thương này xuất hiện khắp cơ thể tôi: hơi thở dồn dập, đôi mắt trống rỗng, bàn tay run run... Đau quá, sao vẫn phải chịu đựng?

Tôi sợ phải sống và sợ phải ch*t. Làm sao để thoát ra được?

Trầm cảm là khi bạn không cảm thấy cái gì. Lo lắng là khi bạn nghĩ và cảm thấy quá nhiều điều. Có cả 2 cái trong đầu là một nỗi đau tột cùng.

Nó giống như khi bạn đang bơi và muốn chạm đáy nhưng nước quá sâu hơn những gì bạn nghĩ. Bạn không thể chạm đáy và trái tim bạn lỡ mất một nhịp.
Theo Skye - Thời đại
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bo-anh-boc-tran-nhung-su-that-tran-trui-phia-sau-hoi-chung-tram-cam-n340869.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY