Bài thuốc dân gian hôm nay

Bổ cốt chỉ - Thuốc bổ thận tráng dương

Bổ cốt chỉ còn gọi phá cố chỉ, đậu miêu. Bổ cốt chỉ là quả già khô của cây bổ cốt chi (Psoralea corylifolia L.), thuộc họ đậu (Fabaceae).

Phần nhiều là loại cây trồng. Mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Mùa thu, lúc quả già, hái lấy bông quả, phơi khô, đập lấy hạt và bỏ hết tạp chất.

Bổ cốt chỉ chứa lipid và acid béo (20%), coumarin (psoralen, psoralidin, isopsoralen), furanocoumarin, flavonid... Hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống phóng xạ, chống u bướu, an thần, chống co giật, hưng phấn cơ tim, giãn mạch vành, đề cao khả năng miễn dịch...

Theo Đông y, bổ cốt chỉ vị cay đắng, tính ôn; vào kinh Tỳ, Thận và Tâm bào lạc. Tác dụng bổ thận tráng dương, ôn tỳ chỉ tả. Trị di tinh liệt dương, tiểu dắt, buốt, di niệu, đau mỏi lạnh vùng thắt lưng và đầu gối, tiêu chảy dài ngày, hen suyễn. Ngày dùng 4 - 12g, sắc uống hoặc chế Thuốc hoàn tán để uống.

Bổ cốt chỉ được dùng làm Thuốc trong các trường hợp:

Ôn thận tráng dương. Trị thận dương suy yếu, liệt dương, tiểu lắt nhắt, lưng và đầu gối đau buốt.

Bài 1: bổ cốt chỉ 12g, thỏ ty tử 12g, hồ đào nhục 12g, trầm hương 2g. Tất cả tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g với nước muối nhạt. Trị liệt dương, di tinh.

Bài 2: bổ cố chỉ tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước lọc. Trị tiểu sót, tiểu lắt nhắt.

Ấm tỳ, cầm tiêu chảy. Trị tỳ và thận hư hàn, tiêu chảy hoặc kiết lỵ lâu ngày. Dùng bài Hoàn nhị trần: bổ cốt chỉ, nhục đậu khấu, liều lượng bằng nhau, tán bột. Nấu nước gừng và táo trộn với bột Thuốc, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 12g với nước lọc.

Chữa bạch điến phong (lang ben): bổ cốt chỉ 63g, cồn 70 độ 200 ml, ngâm trong 7 ngày, gạn lấy rượu Thuốc bôi lên chỗ bạch điến. Ngày 1 lần.

Món ăn Thuốc có bổ cốt chỉ

Thận lợn hầm bổ cốt chỉ hồi hương: bổ cốt chỉ 30g (tẩm ruợu sao), hồi hương 30g (sao muối), cả 2 thứ tán bột, trộn đều. Mỗi lần dùng 10 - 12g, cho vào trong 1 quả bồ dục lợn, hầm chín nhừ ăn. Dùng tốt cho người di tinh di niệu, sinh hoạt T*nh d*c nhiều.

Thận lợn hầm bổ cốt chỉ: thận lợn 1 cái, bổ cốt chỉ 10g, cho vào nồi hầm chín, thêm muối, gia vị ăn. Dùng cho người thận hư, đau lưng, ù tai điếc tai, di tinh di niệu, tiêu chảy dài ngày.

Cháo bổ cốt chỉ ngô thù sơn dược: Bổ cốt chỉ 12g (chế với rượu), ngô thù 3g, sơn dược 30g, gạo tẻ 80g. Nấu cháo. Dùng tốt cho người suy nhược, hen suyễn, đau lưng mỏi gối, di tinh di niệu.

Thông khí tán: bổ cốt chỉ 10g (sao nhẹ cho chín thơm, tán mịn), hồ đào 1 quả bỏ hạt nhai ăn, uống tiếp một chút rượu nóng với bổ cốt chỉ. Ăn uống khi đói. Dùng cho phụ nữ có thai bị đau lưng nhiều.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bo-cot-chi-thuoc-bo-than-trang-duong-n155115.html)
Từ khóa: bổ cốt chỉ

Chủ đề liên quan:

bổ cốt chỉ bổ thận

Tin cùng nội dung

  • Đây là bài Thuốc gồm 7 vị Thuốc trong bài Bát vị hoàn nổi tiếng (trừ đi vị phụ tử), gia những vị khác có tính bổ thận, sinh tinh, an thần, tăng cường khí lực...
  • Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận...
  • Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu T*nh d*c, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, nên luôn muốn mình dũng mãnh ở mọi nơi. Nhưng tạo hóa và bệnh tật đâu phải lúc nào cũng chiều lòng người.
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY