Tin tức hôm nay

Tin tức

Bỏ dở phác đồ điều trị, nhiều người tái phát ung thư

Có nhiều trường hợp bị ung thư giai đoạn đầu, nhưng đáng tiếc người bệnh lại bỏ dở phác đồ điều trị hoặc không điều trị, dẫn tới kết quả xấu, khi quay lại viện thì đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư không phải là dấu chấm hết nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bằng việc ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị, tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú của Việt Nam đạt 75%, ngang với Singapore. Có nhiều trường hợp ung thư được điều trị sớm đã khỏi bệnh, thậm chí có người còn sinh con khỏe mạnh, mang lại kỳ tích trong điều trị căn bệnh được coi là “nan y” này.

Ân hận vì bỏ dở phác đồ điều trị

Ngực phì đại nhiều năm, bà Trần Thị L. (59 tuổi, trú tại tỉnh Nam Định) phải sống chung với khối u ở vú phải, kích thước 20 x 25cm trong một khoảng thời gian dài, năm 2016 bà L. đã đến Bệnh viện (BV) K khám và được chẩn đoán u phyllode vú phải, sau đó các bác sỹ đã phẫu thuật cắt tuyến vú phải và đưa ra chỉ định xạ trị. Nhưng vì lý do cá nhân, bà L. đã xin ra viện.

Cũng vì chủ quan nghĩ rằng khối u đã cắt bỏ là bệnh đã khỏi nên bà L. không lo lắng nhiều. “Đến đầu năm 2020, trong một lần đi lại ở nhà, không may bị một vật nặng va đập vào vùng ngực đó. Sau đó, vùng ngực tấy đỏ, sưng lên, nhưng không đau, rồi cứ nghĩ chắc do ăn đồ nếp là bánh chưng với đồ ngọt nhiều nên nó sưng, nhưng rồi lại vì dịch bệnh nên tôi không đi khám”, – bà L chia sẻ.

Thấy khối u của mẹ ngày càng to lên, biến dạng và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và tinh thần của mẹ, anh Trần Trung T. (con trai bà L.) và mọi người trong nhà khuyên bà đi khám. “Đến bệnh viện các bác sỹ khám rồi tư vấn, giải thích rõ về bệnh tình của mẹ là khối u bị tái phát chứ không phải do va đập, lúc đấy chỉ tự trách sao không đưa bà đi khám sớm hơn”, anh T. chia sẻ.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Thu H. sinh 2 con khỏe mạnh đang được bác sĩ khám, tư vấn.

Theo TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, BV K cho biết, đây là một ca bệnh rất đáng tiếc khi người bệnh không thực hiện theo hết các chỉ định, phác đồ điều trị mà bác sỹ đưa ra. Nếu lúc đó, bà L. xạ trị, kết quả có lẽ sẽ khả quan hơn rất nhiều. Hậu quả của sự chủ quan là khi quay lại bệnh viện sau 4 năm, khối u của bà L. đã tăng lên kích cỡ “khủng”, gần 40cm, vỡ loét, chảy máu, nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Và việc trở lại viện muộn sau 4 năm đã đặt áp lực rất lớn lên cho bác sĩ phẫu thuật cho bà L. vì hệ thống các mạch máu phát triển để nuôi khối u, nên khi cắt bỏ u thì nguy cơ mất máu rất lớn. Hai là khối u lớn sẽ phát triển xâm lấn vào cấu trúc, tế bào xung quanh. Mặc dù ca phẫu thuật vào giữa tháng 6-2020 của bà L. thành công, song bà L. phải đối mặt với vấn đề tái phát và phác đồ điều trị tiếp theo.

Không riêng bà L, nhiều phụ nữ sau khi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn II đã bỏ điều trị, quay về uống Thu*c nam, ăn chế độ thực dưỡng, thậm chí còn đi “cúng bái” để mong khỏi bệnh. Hậu quả là nhiều người quay lại viện với sức khỏe suy kiệt, khối u to gấp nhiều lần, lở loét, chảy mủ… đe dọa đến tính mạng. Điển hình là trường hợp cụ bà 73 tuổi vừa được BV Ung bướu Hà Nội phẫu thuật cấp cứu cắt khối u vú “khủng” 15cm trong tình trạng lở loét, chảy máu ồ ạt.

Cụ bà phát hiện u ở ngực cách đây 20 năm, ban đầu chỉ như quả trứng chim cút nhưng không đi viện mà tự chữa theo mách bảo của nhiều người là uống mật động vật, cao hổ cốt, xạ đen…Khối u không những không nhỏ đi mà ngày càng to lên. Khoảng 5 năm lại đây, ngực bà trở nên bầm tím, lở loét, thỉnh thoảng rỉ máu, bốc mùi rất khó chịu.

Theo hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân, vú phải có khối kích thước 15x10cm xâm lấn da, nhiều hạch nách, xơ kẽ mô phổi hai bên. Kết quả giải phẫu bệnh xác định là ung thư. Theo các bác sĩ, nếu không được điều trị sớm, khối u tiếp tục phát triển, tăng sinh mạch gây chảy máu nghiêm trọng, có thể xâm lấn gây hoại tử da, xâm lấn cơ ngực, nguy hiểm hơn là ung thư di căn các cơ quan bộ phận khác đe dọa tính mạng người bệnh.

Tuân thủ điều trị, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao

Thực tế nhiều bệnh nhân ung thư vượt qua “cửa tử” cho thấy sự tiến bộ của khoa học khi ngày càng áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và phác đồ điều trị ung thư chính xác, hiệu quả. Câu chuyện về người mẹ ung thư vú Nguyễn Thị Liên (Hà Nam) tình nguyện bỏ điều trị để cứu con là một ví dụ. Từ một người bệnh ung thư vú di căn, cận kề cái ch*t, với một phác đồ điều trị hồi sức tích cực của BV K, đã sinh một bé trai khỏe mạnh, sau đó được điều trị Thu*c ung thư trúng đích tiên tiến nhất, hồi sinh một cách kỳ diệu. Theo chia sẻ của các bác sĩ BV K, sức khỏe của bệnh nhân Liên hiện nay vẫn ổn định, cô vẫn thường xuyên tái khám tại bệnh viện.

Hay trường hợp nữ sinh viên trường Đại học Ngoại thương Đặng Trần Thủy Tiên, mắc ung thư vú giai đoạn 2, sau khi phẫu thuật và điều trị hóa chất, theo đánh giá của bác sĩ BV K, giờ đây sức khỏe của nữ sinh viên đã ổn định, có rất nhiều khả quan khỏi bệnh.

Câu chuyện về người mẹ trẻ Nguyễn Thị Thu H. (33 tuổi, ở thị trấn Nho Quan, Ninh Bình) bị ung thư ruột non di căn lại sinh 2 bé gái khỏe mạnh lại một lần nữa mang đến kỳ tích trong điều trị ung thư. Cách đây 7 năm, H. vừa lập gia đình được 4 tháng thì phát hiện mình bị ung thư ruột non. Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u tại BV Việt Đức, cô nhập viện BV K để điều trị.

TS Đỗ Anh Tú, Trưởng Khoa Nội 3 là bác sĩ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cho biết: “Bệnh nhân được điều trị với phác đồ Thu*c Glivec 400mg/ngày, dự kiến sẽ điều trị trong 36 tháng. Tuy nhiên khi đang điều trị được 15 tháng, bệnh nhân mang thai. Nhưng tới tháng thứ 4 của thai kỳ, bệnh nhân chẩn đoán ung thư ruột non tái phát, theo dõi di căn gan. Bác sĩ khuyên chị cùng gia đình cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng bệnh nhân vẫn quyết tâm giữ con”.

TS.BS Đỗ Anh Tú quyết định tạm dừng quá trình điều trị cho mẹ, phối hợp cùng các bác sĩ chuyên khoa phụ sản để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của hai mẹ con với mục đích đảm bảo an toàn tính mạng cho mẹ, vừa kéo dài tuổi thai kỳ. Tháng 5/2015, khi thai ở tuần thứ 38, H. sinh con gái đầu lòng khỏe mạnh, nặng 3,2kg. Sau sinh, sức khỏe của H. diễn biến xấu do đã xuất hiện các ổ tổn thương di căn gan, ngay lập tức các bác sỹ hội chẩn và điều trị tiếp Thu*c Glivec 400mg/ngày.

Kết quả bệnh thoái lui tốt, thể trạng bệnh nhân cải thiện, các xét nghiệm cho thấy các tổn thương di căn tan hết. Năm 2018, H. mang thai lần 2 và lần này cô vẫn quyết tâm giữ con. Tháng 5-2019, con gái thứ 2 của vợ chồng H. nặng 3,3 kg chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình và các thầy Thu*c. Hiện nay, hai bé gái đều khỏe mạnh, xinh xắn, đem đến niềm vui vô bờ đối với H. và gia đình.

Bệnh viện K cho biết, H. là một trong số nhiều người bệnh ung thư được Chương trình GIPAP(Glivec International Patient Assistance Program) đồng hành cùng và tài trợ 100% Thu*c Glivec 100mg. Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang điều trị, thể trạng tốt, các xét nghiệm nằm trong giới hạn bình thường.

Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ tuổi 30-34 tuổi và tăng nhanh, đỉnh cao ở 55-59 tuổi với tỷ lệ là 135/100.000 dân. Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư vú dương tính với gene HER 2 (ung thư vú có liên quan tới một loại protein được gọi là thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì) cao hơn với độ tuổi khác, càng thể hiện yếu tố tiên lượng xấu. Người trẻ mắc ung thư vú khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn so với những người tuổi cao. Trước đây, khi được chẩn đoán ung thư vú HER 2 dương tính thì tiên lượng bệnh rất xấu vì dễ di căn, nguy cơ Tu vong cao. Song nhờ áp dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị, tỷ lệ sống sau 5 năm đã đảo chiều ngoạn mục.

Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Bo-do-phac-do-dieu-tri-nhieu-nguoi-tai-phat-ung-thu-601684/)

Tin cùng nội dung

  • Trái vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào
  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY