Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Bố mẹ nào cũng được khuyên phơi nắng cho con mới sinh nhưng bác sĩ lại khuyến cáo làm việc khác

(MangYTe) - Phơi nắng cho trẻ sơ sinh vốn được quan niệm là việc ai cũng cần làm nếu mới có con nhỏ.

Chiều cao của con là một trong những vấn đề được hầu hết các bố mẹ quan tâm hàng đầu. Song đến nay vẫn có nhiều bố mẹ tin rằng chỉ cần bổ sung canxi con sẽ cao lớn. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (ĐH Y Dược, TP Hồ Chí Minh) cho biết trong quá trình thăm khám cho các bệnh nhân nhi, bác sĩ thấy nhiều bố mẹ mua canxi cho trẻ uống rất vô tội vạ: "Có lần mình gặp những đứa trẻ mới 5 tuổi mà uống 1 ngày 3 ống canxi Corbie vì bố mẹ chúng tin rằng sẽ giúp chúng cao lớn ?! Chưa kể, họ còn nhầm lẫn canxi và vitamin D là 1".

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang giải thích: "Thực tế, bạn phải hiểu là canxi, phospho giống như những viên gạch xây nhà, được máu vận chuyển tới xương. Nhưng ở xương có 1 cái cổng vận chuyển được điều khiển bởi Vitamin D. Nếu bạn thiếu vitamin D thì cái cổng ấy sẽ không mở. Mà không mở thì bạn có uống bao nhiêu canxi cơ thể bé cũng không thể hấp thụ mà sẽ đi theo phân ra ngoài! Trẻ em không cần uống canxi! Canxi trong chế độ ăn là quá đủ rồi. Trẻ em cần Vitamin D3 để mở khoá cho canxi, phospho đi vào xương".

Liên quan đến việc bổ sung vitamin D cho con, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến của bố mẹ khi chăm sóc con nhỏ và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ như sau:

Phần lớn các bố mẹ đang phơi nắng cho con sai cách

Thứ nhất, việc phơi nắng phải đúng. Nghĩa là không phải mang ra sáng sớm 6 giờ phơi vì giờ đó hàm lượng UV(B) không đủ cho cơ thể bé hấp thụ. Hàm lượng UV(B) tốt nhất để hấp thụ Vitamin D là 9-13h trưa! Quan điểm dân gian phơi sáng sớm và nhiều người ủng hộ quan điểm phơi nắng sáng sớm vì ánh sáng dịu nhẹ, không quá nắng gắt cháy da... nhưng thực sự không phải vậy: giờ đó chỉ có tia UV(A) độc hại thôi, không đủ UV(B) để tạo Vitamin D.

Bên cạnh đó, phơi nắng là phải để lộ càng nhiều diện tích da của con càng tốt. Nghĩa là phải lộ mặt, ngực, 2 tay, 2 chân của bé chứ không phải quấn kít mít chỉ lộ khuôn mặt hay hé 1 tí xíu ở lưng!

    Ngày nào cũng cho con uống sữa nhưng chưa chắc bố mẹ đã biết 5 điều tối kỵ khi pha sữa được chuyên gia khuyến cáo dưới đâyĐọc ngay

Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đều ghi nhận 50% dân số thế giới thiếu hụt Vitamin D. Kể cả nghiên cứu trên 10.000 dân số Mỹ cũng ghi nhận cứ 10 người thì 6 người thiếu Vitamin D. Một số ý kiến cho rằng việc thiếu hụt vitamin D là do Mỹ khu vực ôn đới nhưng một nghiên cứu khác ghi nhận trên dân số Ấn Độ rằng có tới 82% dân số Ấn Độ thiếu hụt Vitamin D! Nói thêm với các bạn biết là Ấn Độ cùng vĩ tuyến với Việt Nam nên góc ánh sáng và độ chiếu sáng mặt trời tương tự Việt Nam và đương nhiên cao hơn Mỹ hay Châu Âu.

Ngày nay, tầng ozone không còn nguyên vẹn như xưa cho nên bản thân mình thấy dù có phơi đúng giữa trưa nắng với hy vọng đủ UV(B) cho con thì bạn và con bạn cũng hứng trọn tia UV(A) - loại tia gây tàn phá mô dưới da, gây lão hoá da và ung thư da.

Vitamin D là chìa khóa chính trong hệ miễn dịch

Vitamin A-D3-C là bộ 3 vitamin miễn dịch nòng cốt cho hệ miễn dịch.

Mỗi năm có 2 đợt uống Vitamin A tại địa phương, bố mẹ cần lưu ý cho bé đi bổ sung vì nó không chỉ quan trọng cho mắt mà còn quan trọng cho hệ miễn dịch tiêu hoá. Nhiều nghiên cứu ghi nhận trẻ thiếu hụt Vitamin A thường mắc các tình trạng nhiễm trùng hệ tiêu hoá cao hơn nhóm còn lại.

Vitamin D mới là chìa khoá chính trong hệ miễn dịch. Bởi vì nó điều hoà hơn 600 gen trong cơ thể mà hầu hết những gen này liên quan hoạt động của bạch cầu lympho - một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể.

Mẹ bầu bổ sung vitamin D trong thai kỳ giúp con giảm tỉ lệ hen suyễn

Đầu năm 2020, tạp chí NEJM (tạp chí y khoa lớn nhất thế giới) đã đăng tải một nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung Vitamin D suốt thời gian thai kỳ giúp giảm tần suất khò khè và tỷ lệ hen suyễn nhũ nhi, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ sơ sinh. Nói vậy không có nghĩa là nếu bạn uống Vitamin D trong thai kỳ thì con bạn sẽ hoàn toàn không bị mà chỉ là tỷ lệ thấp hơn; ngược lại, không có nghĩa là nếu bạn quên uống Vitamin D trong thai kỳ thì con bạn chắc chắn sẽ bị mà chỉ là nguy cơ bị cao hơn nhóm còn lại.

Một nghiên cứu đăng trên Cochrane ghi nhận những người lớn bị hen suyễn nếu uống bổ sung vitamin D mỗi ngày thì tỷ lệ mắc cơn suyễn cấp nặng giảm tới 50%. Nghiên cứu cũng ghi nhận Vitamin D không cải thiện chức năng phổi.

Cho trẻ uống loại vitamin D nào?

Hiện nay, thị trường có 2 loại Vitamin D là D2 và D3 thì phụ huynh lưu ý mua loại D3 nhé, vì hoạt tính sinh học và tính khả dụng, hấp thu cao hơn D2.

Liều lượng bổ sung vitamin D

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 400 IU/ngày

- Trẻ 12 tháng - 70 tháng tuổi: 600-800 IU/ngày

- Trẻ trên 70 tháng tuổi: 800-1200 IU/ngày

- Phụ nữ có thai : 600-800 IU/ngày

Bổ sung tới khi nào?

Với tỷ lệ thiếu hụt Vitamin D nhiều như hiện nay, các khuyến cáo đều khuyên trẻ em nên bổ sung mỗi ngày từ lúc sinh cho tới 9 tuổi. Đợt thứ 2 là khi trẻ vào tuổi dậy thì.

H.Thanh - Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/bo-me-nao-cung-duoc-khuyen-phoi-nang-cho-con-moi-sinh-nhung-bac-si-lai-khuyen-cao-lam-viec-khac-22202015417419695.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY