Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường

Ngày 5/12, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT Quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. Tại đây quy định sữa học đường phải đảm bảo đủ 21 vi chất với hàm lượng cụ thể. Hiện vẫn còn những  băn khoăn xung quanh việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, song theo Bộ Y tế điều này là cần thiết.

Theo Tạp chí Dân số Thế giới, chiều cao trung bình của người Việt là 162,1 cm, thấp thứ 4 thế giới. Còn theo một báo cáo khác của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Việt Nam là nơi có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài.

Vì vậy, năm 2011, Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, đặt ra mục tiêu dự kiến đến năm 2030, chiều cao trung bình của phụ nữ và nam giới Việt Nam sẽ tăng lên 157,5 cm và 168,5 cm. Chương trình “Sữa học đường” được thực hiện thể hiện sự chung tay của Nhà nước, các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em và hướng đến nâng cao tầm vóc cho người Việt.

Bộ Y tế lý giải rõ hơn, Chương trình Sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 gồm các chỉ tiêu cần phải đạt được là tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và tiểu học đạt trên 40%; Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitaminD của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,6%/năm; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,7%/năm; Chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 cm - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.

Trước đó, ngày 24/11/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng, trong đó có xác định nhu cầu các vi chất, vitamin và có ngưỡng dung nạp tối đa.

Căn cứ vào Quyết định số 1340/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 43/2014/TT- BYT quy định: “Bổ sung vi chất vào Chương trình Sữa học đường cần đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết và phải căn cứ cơ sở khoa học, giao Viện Dinh dưỡng chịu trách nhiệm về cơ sở khoa học”.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng đã có văn bản đề nghị bổ sung 21 loại vi chất với hàm lượng cụ thể của từng loại vào sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và khẳng định cơ sở khoa học được nêu ra nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em.

Ngày 5/12/2019, Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường thay thế Quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.

Thông tư số 31/2019/TT-BYT được ban hành nhằm thực hiện các Chỉ tiêu của Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, tăng chiều cao của trẻ em mẫu giáo, tiểu học.

Thông tư số 31/2019/TT-BYT đã quy định đảm bảo đủ 21 vi chất với hàm lượng trung bình của từng loại vi chất trong 100 ml sữa và quy định về nguồn nguyên liệu đầu vào, việc công bố sản phẩm, ghi nhãn cũng như điều khoản chuyển tiếp. Theo ý kiến của Viện Dinh dưỡng thì việc bổ sung 21 loại vi chất vào sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường là rất cần thiết và cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu về vitamin và khoáng chất hàng ngày của trẻ. Đồng thời Thông tư 31/2019/TT-BYT cũng đã quy định rõ ràng, minh bạch và thống nhất cho tất cả các địa phương thực hiện.

Đức Trân

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dinh-duong/bo-sung-21-vi-chat-dinh-duong-vao-sua-hoc-duong-tintuc454967)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY