Phóng sự hôm nay

Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giải thích việc dự tính thu phí rác sinh hoạt theo kg

Bên hành lang Quốc hội sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà đã có trả lời xung quanh dự kiến quy định thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, kg.

Tính thu phí rác theo thể tích, qua việc bán bao bì đựng rác

Thông tin về một trong những điểm mới trong luật bảo vệ môi trường sửa đổi là thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, kg chứ không tính theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước, đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Bên hành lang quốc hội sáng 12/6, bộ trưởng bộ tài nguyên – môi trường trần hồng hà đã có trả lời xung quanh điểm này.

pv: dự thảo luật bảo vệ môi trường trình quốc hội lần này dự kiến quy định thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng khiến người dân khá băn khoăn. xin bộ trưởng giải thích rõ hơn về chính sách này?

bộ trưởng trần hồng hà: quan trọng nhất ở đây, là không thu phí thu gom, xử lý rác theo nguyên tắc đánh đều bình quân, ví dụ rác thu 10 - 20 nghìn/hộ mà tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng, thể tích thải ra.

Anh xả ra nhiều thì anh phải trả tiền nhiều hơn. Thông thường đo bằng khối lượng thì không thực tế nên chủ yếu người ta đo bằng thể tích. Chẳng hạn trên bao bì đựng rác người ta tính khoảng bao nhiêu m3 rác và việc tính theo thể tích phù hợp hơn.

Vậy thu phí như thế này sẽ thực hiện ra sao thưa ông?

bộ trưởng trần hồng hà: sẽ có nhiều cách thực hiện, chẳng hạn, nhiều nước họ tính tiền thu gom, xử lý rác qua việc bán bao bì đựng rác. người dân sẽ thực hiện phân loại rác theo các loại bao bì đựng rác với màu sắc khác nhau. mỗi bao bì sẽ có các thể tích khác nhau. dựa vào lượng rác qua các bao bì này để thu tiền thu gom, xử lý rác.

nhiều ý kiến bày tỏ quan tâm việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng sẽ được thiết kế thế nào trong luật bảo vệ môi trường?

bộ trưởng trần hồng hà: vấn đề này không quy định cụ thể trong luật. luật sẽ chỉ đưa ra nguyên tắc là không tính tiền xử lý rác đổ đồng mà trên cơ sở người nào xả rác ra nhiều phải trả nhiều hơn, tức là dựa trên lượng rác mà như tôi đã nói, thông thường các nước dựa vào thể tích túi bao bì.

Còn việc quy định màu nào, chia bao nhiêu loại túi, cách tính toán thế nào thì sẽ do văn bản dưới luật hướng dẫn. Chính phủ có thể cụ thể bằng các nghị định, thông tư hướng dẫn các địa phương quy định cụ thể phương án.

Người dân chỉ phải trả tiền những gì mà doanh nghiệp phải đầu tư để thu gom xử lý.

Nhưng hiện tại ở Việt Nam thói quen vứt rác vừa bãi, vứt trộm nữa thì liệu phương án này có khả thi không, thưa ông?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đúng như vậy, chẳng hạn Hàn Quốc phải mất 10 năm để thực hiện được vấn đề này. Chính sách có thực thi được hay không thì quan điểm, chủ trương của luật pháp phải phù hợp thực tế.

Khi đưa ra chính sách như vậy phải xác định trách nhiệm người dân phân loại, đến thu gom thế nào, tức phải có sự đồng bộ giải pháp từ người dân, cho đến khâu cuối cùng là xử lý.

Quan trọng hơn nữa là người dân có nhận thức đầy đủ vấn đề này hay không, vì đây là việc người dân trực tiếp làm, trực tiếp giải quyết vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho chính mình. Nếu người dân ủng hộ được và trực tiếp làm thì sẽ thành công.

Còn Nhà nước là đảm bảo các điều kiện để làm sao từ khi người dân phân loại có chính sách khuyến khích người dân tham gia vào quá trình này và người dân cũng được thụ hưởng qua việc phân loại đó. Nhà nước sẽ đầu tư ngay để đảm bảo tính đồng bộ từ quá trình vận chuyển, đến công nghệ xử lý khác nhau với các loại rác khác nhau.

Quan trọng nhất là vai trò phương tiện truyền thông báo chí. Ta có nhiều mô hình khác nhau nhưng làm sao hiệu quả tuyên truyền để bà con hiểu làm việc này phải đi vào thực chất. Xả rác ra phải có sự giám sát của người dân chứ không thể chỉ cơ quan nhà nước giám sát. Hiện ta có nhiều chế tài xử lý, nhưng quan trọng nhất là trách nhiệm giám sát và cách tổ chức cộng đồng.

Người dân chỉ phải trả tiền những gì mà doanh nghiệp phải đầu tư để thu gom xử lý

Với chính sách này, chi phí rác thải của người dân có tăng lên không thưa Bộ trưởng?

bộ trưởng trần hồng hà: chi phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay cũng có nhiều đối tượng khác nhau. có người sẵn sàng chi trả nhưng có người khó khăn. do đó, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí trong việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, người dân chỉ chịu trách nhiệm một phần.

Phần chi phí của Nhà nước sẽ được bổ sung để các nhà cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý đảm bảo được lợi nhuận tối thiểu duy trì hoạt động sản xuất. Đó là những điều chúng ta phải làm và luật phải quy định điều đó. Có như vậy mới xã hội hóa được, nếu không chúng ta không xã hội hoá được.

Bên cạnh đó, rất nhiều rác sinh hoạt không phải là rác, có thể tái chế được, ví dụ như giấy, là đồ nhựa…

Do đó, Luật lần này quy định nếu người dân gom lại, phân loại rác thì loại rác này người dân sẽ không phải trả tiền thu gom, xử lý. Người dân chỉ phải trả tiền những gì mà doanh nghiệp phải đầu tư để thu gom xử lý.

Nếu thực hiện việc phân loại rác tốt thì Nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tính toán giá thành có lợi cho người dân.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/bo-truong-tn-mt-tran-hong-ha-giai-thich-viec-du-tinh-thu-phi-rac-sinh-hoat-theo-kg-20200612133211417.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Bệnh nhân Võ Công Anh, 76 tuổi (quê tại Đà Nẵng, sđt: 0948873586) từng là bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Hô hấp, BV C Đà Nẵng đã viết thư bày tỏ tình cảm của mình đối với ngành y và cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
  • Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác
  • Sau bức tâm thư trên trang Fanpage gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với nguyện vọng được làm việc gần nhà để chăm sóc gia đình...
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập trong năm nay mở ra cơ hội hợp tác y tế cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam với Mỹ
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY