Kinh tế xã hội hôm nay

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói gì về việc thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng?

MangYTe - Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng có nghĩa là không đánh đều bình quân, thu theo kiểu 10.000 – 20.000 nghìn/hộ mà tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng, thể tích.

Xả rác nhiều phải trả tiền nhiều

Bên hành lang quốc hội, bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường (tn&mt) trần hồng hà đã có trao đổi với báo chí xung quanh tới một số vấn đề được nhiều người quan tâm trong dự án luật (sửa đổi).

Liên quan đến việc dự kiến thu phí theo khối lượng, tức ai xả rác nhiều sẽ phải trả tiền nhiều, bộ trưởng có ý kiến, việc thu phí theo khối lượng có nghĩa là không đánh đều bình quân, thu theo kiểu 10.000 – 20.000 nghìn/hộ mà tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng, thể tích.

Thông thường đo bằng thì không thực tế nên chủ yếu người ta đo bằng thể tích, trên bao bì đó người ta tính khoảng bao nhiêu m3 rác, tính theo thể tích là phù hợp hơn. còn tính theo lượng có nghĩa là xả ra nhiều, tức thể tích nhiều thì anh phải trả tiền nhiều, chứ không đánh đều trung bình, bình quân.

Về cách thực hiện, theo có nhiều cách, nhiều nước tính tiền rác qua bao bì, thực hiện phân loại các loại rác theo màu sắc từ đó dựa vào lượng rác trên bao bì tính tiền thu rác.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói gì về việc thu phí rác sinh hoạt theo kilogam - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà.

Trước câu hỏi của báo chí về vấn đề trên có được thiết kế vào luật, cho rằng, không quy định cụ thể trong luật mà sẽ đưa ra nguyên tắc, trên cơ sở đó các địa phương quy định cụ thể quá trình đó. "dự luật chỉ nói nguyên tắc là không tính tiền xử lý rác "đổ đồng" mà trên cơ sở người nào xả rác ra nhiều thì phải trả nhiều hơn. tức là dựa trên lượng rác, thông thường các nước dựa vào thể tích túi bao bì. còn việc quy định màu nào, chia bao nhiêu loại túi, cách tính toán thế nào thì sẽ do văn bản dưới luật hướng dẫn", nói thêm.

Bộ trưởng cũng dẫn chứng, Hàn Quốc mất 10 năm để thực hiện được vấn đề này. Thực thi được hay không thì quan điểm, chủ trương của luật pháp phải phù hợp thực tế. Khi đưa ra chính sách như vậy phải xác định trách nhiệm người dân phân loại, đến thu gom thế nào, tức là phải có sự đồng bộ giải pháp từ người dân, cho đến khâu cuối cùng là xử lý trên chặng đường thu gom, phân loại.

Quan trọng hơn nữa là người dân có nhận thức đầy đủ vấn đề này hay không, vì đây là việc người dân trực tiếp làm, trực tiếp giải quyết vấn đề cho chính mình. nếu người dân ủng hộ được và trực tiếp làm thì sẽ thành công.

Ta có nhiều mô hình khác nhau nhưng làm sao hiệu quả tuyên truyền để bà con hiểu làm việc này phải đi vào thực chất, xả rác ra thì phải có sự giám sát của người dân chứ không thể chỉ cơ quan nhà nước giám sát. Hiện ta có nhiều chế tài xử lý, nhưng quan trọng nhất là trách nhiệm giám sát và cách tổ chức cộng đồng.

Tuân thủ phân loại rác, người dân được hưởng lợi gì?

Theo Bộ trưởng, có loại rác mà không phải là rác, ví dụ đó là giấy, là đồ nhựa.. nếu người dân gom lại, phân loại thì cái đó không phải trả tiền, người dân chỉ phải trả tiền những cái gì mà đầu tư xử lý.

Nếu nghiên cứu tốt thì những nhà sản xuất những sản phẩm mà họ cam kết thu gom, tái chế thì khi người dân thu gom lại và những sản phẩm này được nhà máy thu gom lại thì sẽ có cơ chế tính toán giá thành có lợi hơn cho người dân. Thứ hai, khi phân loại rồi thì người thu gom sẽ tính toán phù hợp với từng điều kiện của người dân, chính sách nhà nước sẽ nghiên cứu vấn đề này để hỗ trợ cho người dân.

Trước lo ngại về chi phí rác thải của người dân tăng lên, nhấn mạnh: "rác thải sinh hoạt người dân nhiều đối tượng rất khác nhau. có người sẵn sàng chi trả nhưng có người khó khăn nên hỗ trợ cho người dân trong việc phân loại rác, xử lý rác. nhà nước sẽ quan tâm vấn đề này, hỗ trợ chi phí một phần người đóng góp, chi phí nhà nước bổ sung và để những nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo được lợi nhuận tối thiểu duy trì hoạt động sản xuất".

Có ý kiến cho rằng cần tăng chế tài xử phạt đối với hành vi xả rác thải ra môi trường, cho hay, vứt rác không chỉ là vi phạm môi trường mà còn là hành vi mang tính chất văn hoá, là gương cho con cái noi theo, là chuẩn mực đạo đức. phải phạt cho đủ để nhớ, để không nhờn luật, không thể là phạt kiểu cho qua.

Đối với các doanh nghiệp thì trong luật cũng đặt ra những vấn đề về mặt thanh tra, xử phạt hành chính. các doanh nghiệp, nhà máy lớn không tuân thủ các quy định về thì có thể sẽ phải thanh tra đột xuất và thanh tra không thông báo trước.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/bo-truong-tran-hong-ha-noi-gi-ve-viec-thu-phi-rac-sinh-hoat-theo-khoi-luong-20200612162041612.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Bệnh nhân Võ Công Anh, 76 tuổi (quê tại Đà Nẵng, sđt: 0948873586) từng là bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Hô hấp, BV C Đà Nẵng đã viết thư bày tỏ tình cảm của mình đối với ngành y và cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
  • Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác
  • Sau bức tâm thư trên trang Fanpage gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với nguyện vọng được làm việc gần nhà để chăm sóc gia đình...
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập trong năm nay mở ra cơ hội hợp tác y tế cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam với Mỹ
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY