Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Y tế: Dịch ở Đà Nẵng từng bước được kiểm soát

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - cho biết, suất xét nghiệm trong đợt dịch này cao hơn 3 - 4 lần so với đợt cao điểm tháng 3 và 4/2020. Riêng tại Đà Nẵng, Hà Nội hiện tại có thể đạt trên 10.000 mẫu/ngày.

Thông tin tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với 15 địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều ngày 12/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã huy động tổng lực để thực hiện xét nghiệm: từ 23/7 – 11/8, cả nước thực hiện 205.890 xét nghiệm RT-PCR trong tổng số 621.823 xét nghiệm RT-PCR từ đầu dịch (33,1%).

Công suất xét nghiệm trong đợt dịch này cao hơn 3-4 lần so với đợt cao điểm tháng 3,4/2020, riêng tại Đà Nẵng và Hà Nội hiện tại có thể đạt trên 10.000 mẫu/ngày.

Về tình hình điều trị, theo lãnh đạo Bộ Y tế ổ dịch tại Đà Nẵng đang từng bước được kiểm soát, đã hạn chế được việc lây lan rộng ra cộng đồng. Số trường hợp mắc mới ghi nhận giảm trong những ngày gần đây.

Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Các trường hợp mắc bệnh ghi nhận tại Đà Nẵng trong thời gian vừa qua phần lớn là các trường hợp tại các bệnh viện trong thời gian bị phong tỏa (43 trường hợp) và các trường hợp tiếp xúc gần (F1) với các trường hợp mắc bệnh đã được cách ly y tế tập trung (172 trường hợp).

Trong 17 bệnh nhân Tu vong đến thời điểm này có 10 nữ và 7 nam, độ tuổi dao động từ 33-86 tuổi (11 người trên 60 tuổi).

Các trường hợp mắc Covid-19 Tu vong đều có bệnh lý nền nặng với 82,4% có nhiều hơn 1 bệnh lý kèm theo phổ biến nhất là suy thận mạn (12), tăng huyết áp (8), đái tháo đường (8), tim mạch (7) và ung thư (3), nên nguy cơ Tu vong rất cao trong nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền nêu trên và có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp Tu vong trong nhóm các bệnh nhân này trong thời gian tới.

Do phần lớn không có triệu chứng mắc bệnh (khoảng 40%) nên việc phát hiện các trường hợp này tại các cơ sở y tế là rất khó (trường hợp bệnh đầu tiên chỉ được phát hiện khi có triệu chứng tại bệnh viện C Đà Nẵng nhưng hoàn toàn không có biểu hiện gì khi đến bệnh viện đa khoa Đà Nẵng...).

Theo Bộ Y tế mặc dù đợt dịch này đã từng bước được kiểm soát và hạn chế được khả năng lây lan rộng ra cộng đồng, tuy nhiên trong thời gian tới vẫn có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc bệnh rải rác từ các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 chưa được phát hiện trong cộng đồng.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/bo-y-te-dich-o-da-nang-tung-buoc-duoc-kiem-soat-da-han-che-duoc-lay-lan-ra-cong-dong-20200812174759075.htm)

Tin cùng nội dung

  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm dần mức lọc cầu thận, nếu giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì coi là suy thận mạn.
  • Ở người cao tuổi có sự khác nhau về thay đổi hình thái, kích thước thận giữa các cá thể như kích thước thận giảm 0,5cm trong mỗi 10 năm sau tuổi 40. Giảm số lượng cầu thận, chức năng giảm 10% sau 70 tuổi và giảm 30% sau 80 tuổi, dày màng đáy cầu thận và màng đáy ống thận
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY