Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Y tế: Không chỉ định điều trị Covid-19 bằng Thuốc chữa sốt rét

Dân trí Cục Quản lý Dược ngày 23/3 khẳng định, Bộ Y tế chưa chỉ định điều trị Covid-19 bằng Thuốc chữa sốt rét. Đây là loại Thuốc phải kê đơn vì gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, có thể nguy kịch tính mạng. Nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên Thuốc sốt rét dự phòng mắc Covid-19

Ngày 23/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo trước tình trạng giá Thuốc điều trị sốt rét chứa chloroquin/hydroxychloroquin tăng cao do nhiều người dân đã tự ý đi mua khi có thông tin Thuốc trên có thể sử dụng điều trị Covid-19.

Trong công văn hoả tốc gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các cơ sở bán lẻ Thuốc trên toàn quốc, ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược khẳng định: "Việc người dân tự ý mua Thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin để điều trị, dự phòng Covid-19 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do Thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng".

Vì vậy, Thuốc điều trị sốt rét là Thuốc kê đơn chỉ được sử dụng khi có chỉ định, theo dõi và hướng dẫn của thầy Thuốc để phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính, diệt amíp ngoài ruột, điều trị viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phản ứng dị ứng với ánh sáng (da nhạy cảm với ánh sáng).

"Thuốc này chưa có chỉ định để điều trị Covid-19 do Bộ Y tế phê duyệt", ông Đạt khẳng định.

Liên quan đến việc tuỳ tiện sử dụng Thuốc điều trị sốt rét, mới đây, nam bệnh nhân 44 tuổi, ở Hà Nội đã uống khoảng 15 viên Thuốc chữa sốt rét vì nghe tin trên mạng có tác dụng phòng Covid-19. Sau uống, ông bị ngộ độc, tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lờ mờ, phải đưa đi cấp cứu. Sau khi được rửa ruột, sử dụng than hoạt tính tại một bệnh viện, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.

Trước đó, bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện của Hà Nội với những dấu hiệu của ngộ độc như tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lơ mơ. Bệnh nhân đã uống khoảng 15 viên Thuốc sốt rét để "dự phòng corona" do nghe theo mách bảo trên mạng. 

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở bán lẻ Thuốc trên địa bàn thực hiện nghiêm việc bán Thuốc kê đơn và không được tăng giá bán, không găm hàng, tích trữ gây ra tình trạng khan hiếm Thuốc trên thị trường.

Các Sở Y tế cần có các biện pháp quản lý giá Thuốc. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc kinh doanh của các cơ sở bán lẻ Thuốc trên địa bàn và xử lý nghiêm vi phạm nếu có.

Hồng Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-khong-chi-dinh-dieu-tri-covid-19-bang-thuoc-chua-sot-ret-20200323184942893.htm)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY