Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Bôi kem chữa hẹp da quy đầu ở trẻ

Tháng 7 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tiếp nhận và điều trị 200 bệnh nhi hẹp bao quy đầu bằng bôi kem trên tổng số 320 trẻ đến thăm khám, tỷ lệ thành công đạt 90%. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, tránh được biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra trong tiểu phẫu.

Bác sĩ Lê Công Thắng, Phó khoa Ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, phương pháp dùng kem được thực hiện đơn giản. Lần đầu, tại bệnh viện, sau khi gây tê tại chỗ, các bác sĩ dùng một thông sắt nhỏ hoặc kìm cong, nong tách dính giữa hai lớp là quy đầu và phần da bao bọc cho tới khấc quy đầu, rửa sạch bã và bôi trơn bằng Thu*c tetracyclin 1% hoặc betamethasone 0,05%. Kỹ thuật này phải nhẹ nhàng, không làm rách da, chảy máu. Toàn bộ thao tác được hướng dẫn lại cho người thân bệnh nhân tự làm ở nhà hai lần/ngày. Thực hiện liên tục 1 tháng, da quy đầu sẽ tách ra, mở rộng. Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn và hợp tác cao độ từ phía gia đình người bệnh.

Kết quả tái khám 200 bệnh nhi điều trị bảo tồn bôi kem ở Bệnh viện Nhi đồng 1 cho bé từ 1 tháng đến 15 tuổi ghi nhận, tỷ lệ thành công không liên quan đến yếu tố tuổi mà tùy theo thể bệnh. Theo đó, các trường hợp bệnh lý áp dụng phương pháp này là trẻ hẹp da quy đầu do dính (không có sẹo xơ). Nhóm bác sĩ Ngoại khoa Nhi đồng 1 đang nghiên cứu sâu hơn, đánh giá chính xác hiệu quả để vận dụng lâu dài.

Ông Thắng cho hay, da quy đầu là phần ở ngoài và niêm mạc ở trong che phủ quy đầu. Hẹp da quy đầu là hẹp lỗ mở khiến quy đầu không thể tách ra được. Đây là dấu hiệu S*nh l* bình thường, xuất hiện khoảng 96% ở bé trai mới sinh nhằm bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu. Tỷ lệ sẽ giảm còn 10% khi trẻ 3 tuổi và 1% lúc 14 tuổi. Ngược lại, hẹp bệnh lý là hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ, hình thành do viêm nhiễm. Thời điểm bé trai phải loại bỏ lớp da gây "phiền nhiễu" là khi tiểu phải rặn, làm phồng da quy đầu.

Báo cáo nghiên cứu trong tháng 7 vừa qua đối với 319 trẻ khám và điều trị hẹp da quy đầu tại bệnh viện cho thấy, nếu thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu có thể gặp nhiều tai biến, trong khi điều trị bảo tồn bằng bôi kem được thực hiện ở nhà, tốn ít công sức và tiền của. Chi phí bằng bôi kem khoảng 40.000-100.000 đồng, xấp xỉ 1/10 số tiền tiểu phẫu.

Cũng theo ông Thắng, tỷ lệ biến chứng phẫu thuật khoảng 20%. Mức độ biến chứng có thể cấp tính như chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau mổ. Những cố tật mãn tính về sau là sẹo xấu, hẹp da quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo. Cách này chỉ nên thực hiện nếu có chỉ định của bác sĩ khi bao quy đầu hẹp thực sự, da bị múm, có sẹo xơ. Chống chỉ định đối với trường hợp hẹp da quy đầu kèm vùi D**ng v*t. Hiện tỷ lệ tiểu phẫu bao quy đầu cho trẻ hằng năm ở Nhi đồng 1 là 15-20%.

Lê Nhàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/boi-kem-chua-hep-da-quy-dau-o-tre-2257957.html)

Chủ đề liên quan:

bôi kem Hẹp da quy đầu quy đầu

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY